Báo cáo tài chính là gì? 10 Lưu ý khi lập báo cáo tài chính cuối năm
26/12/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, luồng tiền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cầu cho người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế.
Lập báo cáo tài chính cuối năm là công việc mà tất cả các kế toán doanh nghiệp đều phải thực hiện. Tuy nhiên, bạn chỉ cần có sai sót nhỏ sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Chính vì thế, bài viết dưới đây chuyên trang sẽ chia sẻ 10 lưu ý dân kế toán nên biết khi lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là gì? Bắt buộc áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nào?
Báo cáo tài chính(Financial Statement) là hình thức văn bản thể hiện kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tháng, quý, năm của 1 công ty.
Báo cáo tài chính cuối năm là công việc bắt buộc của mọi doanh nghiệp
Căn cứ quy định của pháp luật kế toán, các công ty sẽ được yêu cầu nộp Báo cáo tài chính lên cơ quan thuế có thẩm quyền để kiểm tra và xét duyệt. Theo đó, báo cáo tài chính bắt buộc áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
10+ Lưu ý dân kế toán nên biết khi lập báo cáo tài chính cuối năm
Sau đây là 10 vấn đề bạn cần phải nắm kỹ khi tiến hành lập báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh
Vấn đề cần lưu ý khi lập báo cáo tài chính cuối năm |
Chi tiết |
Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm(Tài khoản 421) |
- Trường hợp công ty làm ăn có lãi: TK 4212 sẽ có số dư bên Có, kế toán ghi: + Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa được phân phối năm nay. + Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa được phân phối năm trước. - Trường hợp công ty làm ăn lỗ: TK 4212 sẽ có số dư bên Nợ, kế toán ghi: + Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa được phân phối năm trước. + Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa được phân phối năm nay. - Kế toán nên mở chi tiết Tài khoản 421 thành: TK 4211(lợi nhuận chưa phân phối năm trước), TK 4212(lợi nhuận chưa phân phối năm nay). |
Kết chuyển thuế môn bài |
- Hạch toán theo quy định chi tiết của Thông tư 200/2014/TT-BTC: + Hạch toán nộp thuế môn bài: Nợ TK 3338/ Có TK 111, TK 112. + Hạch toán kết chuyển thuế môn bài: Nợ TK 6425/ Có TK 3338. - Hạch toán theo quy định chi tiết trong Quyết định 48//2006/QĐ-BTC: + Hạch toán nộp thuế môn bài: Nợ TK3338/ Có TK1111. + Hạch toán kết chuyển thuế môn bài: Nợ TK 6422/ Có TK 3338. |
Tiền mặt(tài khoản 111) |
Bạn cần đối chiếu các thông tin về Số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ của TK 1111 trên các sổ sách chi tiết và tổng hợp lại phải bằng nhau. Cụ thể: - Xem số dư nợ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh, số dư nợ TK 111 trong sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, số dư nợ sổ Quỹ tiền mặt. - Kiểm tra xem số dư quỹ tiền mặt có bị âm hay không. Nếu có thì áp dụng các cách xử lý âm Quỹ tiền mặt. |
Tiền gửi ngân hàng(tài khoản liên quan là 112) |
Bạn phải đối chiếu các sổ sách tiền gửi(số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ TK 112 trên các sổ sách chi tiết) và tổng hợp sau cùng phải bằng nhau. |
Kế toán tiền lương(tài khoản liên quan là 334) |
Bạn cần cân đối: - Số dư TK 334 trong bảng cân đối phát sinh. - Số dư TK 334 trong sổ chi tiết tài khoản. - Số phát sinh nợ trên TK 334 khớp với bảng lương và Quyết toán thuế TNCN. - Số phát sinh TK 334 khớp với tiền lương được trích(tiền lương thực trả, dự phòng, Quỹ tiền lương thực tế của doanh nghiệp theo đơn giá). |
Tài khoản 242, 214 |
Bạn cần kiểm tra những vấn đề: - Công ty có lập bảng phân bổ chi phí, CCDC và khấu hao hàng tháng không? - Số tiền phân bổ hạch toán sổ sách có khớp với số trên bảng phân bổ khấu hao không? - Số dư đầu kỳ, cuối kỳ có khớp với giá trị phân bổ của bảng phân bổ chi phí, CCDC? - Số dư TK 214 có khớp với khấu hao lũy kế trong bảng phân bổ khấu hao? - Kiểm tra thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ có đúng theo luật định tối đa 36 tháng không? |
Thuế đầu vào(tài khoản 133) |
Bạn cần đối chiếu các số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ TK 133 trên sổ sách chi tiết và tổng hợp phải bằng nhau. |
Thuế đầu ra(tài khoản 3331) |
Cần lưu ý rằng số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ TK 3331 trên sổ sách chi tiết và tổng hợp phải bằng nhau. |
Hàng tồn kho |
Bạn cần đối chiếu số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ TK 152, 155, 156 trên sổ sách chi tiết và tổng hợp phải bằng nhau. |
Công nợ khách hàng và nhà cung cấp(tài khoản 131, 331) |
Bạn cần phải đối chiếu số dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ. số phát sinh trong kỳ TK 131, 331 trên sổ sách chi tiết và tổng hợp phải bằng nhau. |
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được nguyên lý lập báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp và các lưu ý cần nắm rõ. Đừng quên follow chuyên trang để được hướng dẫn chi tiết về Financial Statement.
Theo: tintucvg.com
4.9/5 (87 votes)