5 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing chính xác, hiệu quả nhất
02/09/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cùng một ngành nghề chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sự cạnh tranh.
Việc phân tích, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có các chiến lược ứng phó phù hợp. Vậy phải làm thế nào mới có thể phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?
Vì sao doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh?
Quá trình doanh nghiệp xác định các công ty khác trong cùng lĩnh vực, phân khúc thị trường, có sản phẩm, dịch vụ tương tự của bạn được gọi là phân tích đối thủ cạnh tranh.
Việc phân tích, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có các chiến lược ứng phó phù hợp
Để đánh giá đối thủ, doanh nghiệp thường dựa trên tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định như: điểm yếu, điểm mạnh,...
Phân tích đối thủ tốt giúp bạn hiểu rõ hơn về cả doanh nghiệp lẫn đối thủ của mình. Nhìn ra những phương diện đối thủ có lợi thế và cả những thiếu sót của mình. Từ đó có thể đưa ra những thay đổi phù hợp hơn với khách hàng, doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi phân tích đối thủ, bạn còn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để tìm ra được thị trường ngách cho mình.
5 bước đơn giản để phân tích đối thủ cạnh tranh
Để phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả, chính xác nhất, bạn hãy tiến thành theo 5 bước đơn giản sau:
Bước 1: Xác định, lập danh sách đối thủ cạnh tranh
Để xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, bạn hãy dựa vào các tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ đối thủ cung cấp cung như tập khách hàng đối thú hướng đến có cùng ngành với mình không.
Xác định, lập danh sách đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể xác định, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp qua: Google, mạng xã hội, báo chí,...
Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Sau khi đã xác định, lập danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, tiếp theo bạn hãy đánh giá các đối thủ đó qua các tiêu chí như: Quy mô hoạt động, thị phần, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược đối thủ đang áp dụng,...
Đánh giá đối thủ cạnh tranh chi tiết, cụ thể sẽ rất hữu ích trong việc định hướng cũng như đưa ra chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện phân loại đối thủ cạnh tranh
Tiếp theo, bạn hãy phân loại và lọc đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn có thể dựa trên các tiêu chí về cấp độ cạnh tranh như: đối thủ trực tiếp, gián tiếp, tiềm ẩn hoặc dựa trên tiêu chí thị phần nắm giữ, vị trí địa lý,...
Bước 4: Dùng các mô hình để phân tích đối thủ
Việc dùng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có đánh giá chính xác và mang tính chất hệ thống.
Bạn có thể sử dụng các mô hình phân tích như: SWOT, 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter,...
Bạn có thể sử dụng các mô hình phân tích như: SWOT, 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM, đa giác cạnh tranh và phân tích nhóm chiến lược.
Bước 5: Lập báo cáo để tổng hợp thông tin đã phân tích
Sau khi đã hoàn tất việc phân tích đối thủ, bạn nên lập một bản báo cáo để tổng hợp thông tin một cách chi tiết, khoa học.
Doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp dựa trên những thông tin có được. Điều này giúp công ty củng cố chỗ đứng trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.
Theo Timviecmarketing.com
4.8/5 (107 votes)