Trọng tài vụ việc là gì? Hội đồng trọng tài hình thành theo cơ chế nào?
27/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trọng tài vụ việc là gì? Hội đồng trọng tài hình thành dựa trên cơ chế nào? Đây là những nghi vấn đang được quan tâm, tìm hiểu rất nhiều hiện nay.
Để tìm hiểu các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại theo cơ chế trọng tài, quý độc giả đừng vội bỏ qua những nội dung dưới đây!
Định nghĩa trọng tài vụ việc
Hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận được gọi là trọng tài vụ việc.
Hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận được gọi là trọng tài vụ việc
Đặc điểm
Trọng tài vụ việc có những đặc điểm sau đây:
- Chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp từ vụ việc cụ thể theo sự thỏa thuận của các bên. Nó sẽ tự chấm dứt hoạt động khi đã giải quyết xong tranh chấp.
- Không có trụ sở thường trực, bộ máy điều hành và danh sách trọng tài viên.
- Không có quy tắc tố tụng riêng nào cả.
- Các bên thỏa thuận sẽ tự xây dựng hoặc chọn quy tắc tố tụng.
Quy trình tố tụng theo cơ chế trọng tài vụ việc
Thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài vụ việc được pháp luật quy định như sau:
Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng riêng nào cả
- Bước 1: Nguyên đơn sẽ gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu chứng cứ kèm theo cho bị đơn.
- Bước 2: Bị đơn gửi bản tự bảo vệ, tên, địa chỉ của người họ chọn làm trọng tài viên cho nguyên đơn và trọng tài viên.
- Bước 3: Hội đồng trọng tài được thành lập tiến hành xem xét vụ tranh chấp qua các tài liệu do 2 bên cung cấp.
- Bước 4: Hội đồng trọng tài sẽ sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên. Việc tiến hành các biện pháp phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, điều kiện, thủ tục.
- Bước 5: Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành tổ chức phiên họp để giải quyết tranh chấp. Sau đó, hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau. Nếu thành công, Hội đồng trọng tài phải lập biên bản hòa giải thành, có xác nhận của trọng tài viên và chữ ký của các bên.
- Bước 6: Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài.
Cơ chế để hình thành nên Hội đồng trọng tài
Cơ chế để hình thành nên Hội đồng trọng tài bao gồm:
- Thành phần có thể bao gồm 1 hoặc nhiều trọng tài viên theo thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được sẽ có 3 trọng tài viên.
Trọng tài vụ việc có đặc điểm các bên thỏa thuận sẽ tự xây dựng hoặc chọn quy tắc tố tụng
- Thành lập Hội đồng trọng tài phải được tiến hành khi bị đơn nhận được khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 30 ngày. Nếu không chọn được, một bên sẽ có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
- Sau 15 ngày kể từ khi các trọng tài viên được chọn, họ phải bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được và các bên không có thỏa thuận khác, các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
- Trường hợp các bên thỏa thuận về vụ việc tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trọng tài viên trong vòng 30 ngày. Nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, Tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất.
Theo Lawkey.vn
4.9/5 (103 votes)