Trong doanh nghiệp văn hóa đọc khó hay dễ?

calendar 13/10/2020 user Đăng bởi: Hà Thu

Nằm trong Tuần lễ Doanh nhân và Sách là do Hội Xuất bản Việt Nam (phía Nam) phối hợp Báo Doanh Nhân Sài Gòn và Công ty TNHH Đường sách TP.HCM cùng tổ chức, tọa đàm “Văn hóa đọc trong doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm này diễn ra vào chiều 11/10/2020 đã đem tới cho các doanh nghiệp một góc nhìn mới về văn hóa đọc.

Các diễn giả chia sẻ ở buổi tọa đàm “Văn hóa đọc trong doanh nghiệp”

Bà Tô Mỹ Châu - Tổng giám đốc của Công ty CP Giấy Phùng Hưng kiêm Công ty CP Giấy CP

Bà Tô Mỹ Châu - Tổng giám đốc Công ty CP Giấy Phùng Hưng và kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giấy CP là người mê đọc sách và muốn xây dựng một văn hóa đọc trong doanh nghiệp cho rằng, việc này là vô cùng khó. Bà Châu cho biết:

Các diễn giả chia sẻ ở buổi tọa đàm “Văn hóa đọc trong doanh nghiệp”

Để tạo được thói quen đó thì vạn sự khởi đầu nan. Dù công ty, doanh nghiệp đã dành hẳn không gian thư viện nhỏ và thiết kế không gian đó rất tinh tế cho nhân viên đọc sách. Thế nhưng giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 15 phút, trong thời gian đó mọi người tranh thủ ăn rồi nghỉ ngơi chứ không hề ghé qua thư viện”.

Khi nhân viên hỏi: “Chị vì sao ngày càng giao tiếp tốt hơn và truyền cảm hứng tốt hơn?”. Tôi nói: “Đó là nhờ vào sách và tôi cũng đã chia sẻ với họ những giá trị của việc đọc sách”.

Nhưng các bạn lại đặt vấn đề: “Nghe chị nói thì cũng có động lực, thế nhưng khi về nhà với nhiều sự chọn  lựa lướt Facebook, xem tivi thì đọc sách sẽ bị... xếp sau. Và còn nhiều em cho rằng, vẫn tiếp tục làm việc khi về nhà, tất nhiên sẽ không còn thời gian để đọc sách. Và nhiều lúc cũng sẽ cố gắng cầm quyển sách nhưng rồi… lại ngủ”.

Bà Tâm Như Hạnh - CEO Công ty TNHH MTV Nội thất gỗ sồi Lâm Hoàng Phát

Cùng khó khăn đó, CEO Công ty TNHH MTV Nội thất gỗ sồi Lâm Hoàng Phát- bà Tâm Như Hạnh chia sẻ: “Việc xây dựng được văn hóa đọc trong doanh nghiệp sản xuất vốn có khoảng 65% nhân viên là lao động phổ thông là một công việc vô cùng khó. Cho nên, cách làm của tôi chính là tự mình noi gương đọc trước, sau đó cắt ra các đoạn nào phù hợp, có ích rồi dán lên tường để cho công nhân tiếp cận dễ dàng hơn”.

Ông Trần Văn Thái - Giám đốc Nhân lực cộng đồng C.T Group

Được đánh giá là công ty xây dựng văn hóa đọc thành công, Giám đốc Nhân lực cộng đồng C.T Group- ông Trần Văn Thái cho rằng, “bí quyết” để thành công của C.T Group đó chính là phải xây dựng thư viện rất nhiều sách và tất nhiên các nhân viên cần phải đọc sách hằng ngày.

Toàn cảnh của buổi tọa đàm

Để nhân viên có thể tự giác đọc sách, ông Thái đã bật mí: “Các cấp lãnh đạo phải nêu gương trước và tiêu chí tuyển nhân sự cấp trung của công ty ngoài năng lực chuyên môn còn phải có được ý thức rèn luyện, học hỏi và phát triển”.

Song điều quan trọng nhất là phải hướng cho nhân viên của mình hiểu vì sao cần phải đọc sách. Và những kết quả của việc đọc sách đem lại cho chúng ta hiệu quả gì, Và hàng tuần các nhân viên cần báo cáo lại việc đọc sách, tự học như thế nào.

Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sài Gòn

Dưới góc nhìn của chuyên gia tư vấn đào tạo, Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sài Gòn- ông Nguyễn Hoàng Dương nhận định: “Việc phát triển văn hóa trong doanh nghiệp không thể thiếu được văn hóa đọc”. Nhưng, chúng ta cần phải dẫn ra những nguyên tắc cũng như phương pháp dạy học cho người lớn. Bởi không thể bắt mọi người làm gì, đọc gì khi họ không thích. Bạn cần tạo ra phương pháp hiệu quả cho nhân viên học qua việc nhìn, nghe, hoạt động và tương tác.

Văn hóa đọc đem lại những giá trị gì?

Phó tổng biên tập phụ trách Báo Doanh Nhân Sài Gòn, Ông Trần Hoàng tặng sách cho các diễn giả

Theo bà Châu, dù chưa đo đếm được hiệu quả của việc đọc sách nhưng chúng tôi luôn nói với nhau rằng: “Đọc sách cũng như ăn đồ bổ hằng ngày vậy, nếu như không bổ chỗ này thì cũng sẽ bổ chỗ kia. Cho nên cần phải đọc sách nhiều và mỗi ngày”.  Mặt khác, đọc sách cũng là một cách tăng khả năng đánh giá, phân tích, rèn trí nhớ và đưa ra nhận định nhanh hơn.

Và theo ông Thái, việc đọc sách sẽ giúp cho nhân viên của mình thay đổi được ý thức. Trong khi đó văn hóa của C.T Group là thượng tôn kỷ luật.

Ngoài ra bà Hạnh cũng cho viết, việc đọc sách có giá trị lớn nhất là “Lớn lên từng ngày thông qua những trang sách, các bài học của những doanh nhân đi trước. Đồng thời bạn có thể thấy mình trong từng sách với những trường hợp cụ thể”.

Đưa ra bí quyết, trong thời gian ngắn giúp đọc hết lượng sách khổng lồ, ông Dương cho biết đó chính là cách đọc chéo. Nó giúp bao quát được mọi nội dung trang sách trong khoảng thời gian nhanh nhất. Đọc những từ khóa quan trọng trong cuốn sách trước, thậm chí có thể đọc sâu hơn khi cần. Chỉ với cách này trong vòng khoảng 2 tiếng, tôi có thể đọc hết được cuốn 350 trang.

Văn hóa đọc trong doanh nghiệp có bị mai một?

Các độc giả đang chăm chú theo dõi buổi tọa đàm

Nhiều người cho rằng khi có quá nhiều kênh để khám phá như Internet, Facebook… thì sách đang dần bị lãng quên. Từ đó bà Hạnh khẳng định “Văn hóa đọc hiện đang dần bị mai một”. Thế nhưng bà Châu lại nghĩ theo cách khác: “Văn hóa đọc không hề bị mai một, mất đi mà nó đang từ dạng này chuyển qua dạng khác”.

Ông Thái cũng đồng tình với bà Hạnh. Trước đây muốn đọc một cuốn Đại Việt sử ký toàn thư cần ra thư viện và đăng ký đọc. Thế nhưng giờ đây chỉ cần Click chuột là đã có nhiều định dạng hấp dẫn có Infographic minh họa, có sách nói,….

Trả lời câu hỏi của các bạn trẻ:  “Vì sao đọc nhiều sách về việc làm giàu như Làm giàu không khó, thế nhưng tôi vẫn thất bại và rút ra được việc làm giàu... khó quá?”, ông Dương dí dỏm trả lời: “Cả đời của tôi cũng không hề dám viết ra cuốn Làm giàu không khó. Bởi thực sự đây là việc rất khó. Tôi không hề khuyến khích học viên của mình làm giàu dễ dàng. Thế nhưng họ phải nỗ lực từng ngày, tập trung vào việc của mình thì sẽ có ngày nào đó ắt sẽ rất khá. Tôi không hề nói là giàu nhưng chắc chắn sẽ là rất khá”.

theo: doanhnhansaigon.vn

4.9/5 (103 votes)

18 11/24

Trong doanh nghiệp văn hóa đọc khó hay dễ?

Nằm trong Tuần lễ Doanh nhân và Sách là do Hội Xuất bản Việt Nam (phía Nam) phối hợp Báo Doanh Nhân Sài Gòn và Công ty TNHH Đường sách TP.HCM cùng tổ chức, tọa đàm “Văn hóa đọc trong doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm này diễn ra vào chiều 11/10/2020 đã đem tới cho các doanh nghiệp một góc nhìn mới về văn hóa đọc.

16 11/24

Sự trường tồn của doanh nghiệp được quyết định bởi triết lý kinh doanh – tại sao?

Nghị lực hay tài năng có thể sẽ giúp cho con người thành công. Tuy nhiên trước sau cũng sẽ thất bại nếu như người đó có tâm thế tiêu cực. Tức là để có thể phát triển trường tồn thì cần rèn luyện từ cái tâm. Trong doanh nghiệp cũng vậy, để trường tồn bạn cần phải đưa triết lý đúng đắn vào trong kinh doanh.