Sự trường tồn của doanh nghiệp được quyết định bởi triết lý kinh doanh – tại sao?
04/09/2020 Đăng bởi: Hà Thu
Nghị lực hay tài năng có thể sẽ giúp cho con người thành công. Tuy nhiên trước sau cũng sẽ thất bại nếu như người đó có tâm thế tiêu cực. Tức là để có thể phát triển trường tồn thì cần rèn luyện từ cái tâm. Trong doanh nghiệp cũng vậy, để trường tồn bạn cần phải đưa triết lý đúng đắn vào trong kinh doanh.
Tại sao doanh nghiệp cần phải có triết lý kinh doanh?
Lý do doanh nghiệp muốn trường tồn cần có triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là tập hợp niềm tin cùng những nguyên tắc doanh nghiệp hướng tới trong quá trình phát triển. Và đây được coi như lời thể hiện tầm nhìn hoặc là một tuyên bố về sứ mệnh của công ty. Triết lý kinh doanh còn giúp doanh nghiệp giải thích được những mục tiêu tổng thể. Đồng thời nó còn phác thảo những giá trị quan trọng với mỗi doanh nghiệp.
Bên cạnh đó thông qua nó, những nhân viên trong công ty cũng sẽ được định hướng, đào tạo tới giá trị chung của đơn vị đó. Hay có thể nói triết lý kinh doanh là cốt lõi Văn hóa của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tạo ra phương thức phát triển bền vững.
Triết lý kinh doanh là tập hợp niềm tin cùng những nguyên tắc doanh nghiệp hướng tới trong quá trình phát triển
Một số ví dụ chứng minh
- Sự tái sinh ngoạn mục của Japan Airlines (JAL): Từ nợ nần chồng chất và đang đứng trên bờ phá sản, sau khi được lãnh đạo bởi ngài Inamori cùng triết lý: "Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên" sau 2 năm 8 tháng JAL đã hoạt động trở lại. Khả năng này đã được tuyên truyền khắp nước Nhật. Và số doanh nhân muốn học "triết lý kinh doanh Inamori" đã tăng vọt.
Triết lý kinh doanh của ngài Inamori là "Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên"
- Hay như cự chủ tịch Akio Morita của Sony đã nhận xét: "Vì công nhân viên làm việc với công ty trong thời gian dài cho nên họ thường kiên trì giữ vững quan điểm của mình. Lý tưởng của công ty không hề thay đổi. Khi tôi rời công ty để về nghỉ, triết lý của Sony vẫn tiếp tục tồn tại".
- Không phải ngẫu nhiên khoảng 200 ngàn thành viên của Matsushita Electric tại Nhật vẫn hát và đọc về triết lý của công ty trong mỗi ngày làm việc. Bởi lý tưởng của công ty đã thấm sâu vào tim óc họ. Nó khiến cho họ phấn khích, nhiệt tình làm việc hơn vì những mục tiêu cao cả.
Bởi vì thế, triết lý kinh doanh là một công cụ tốt nhất giúp cho doanh nghiệp thống nhất hành động của những người lao động trong sự hiểu biết chung về giá trị cũng như mục đích
Triết lý hạnh phúc của tập đoàn Apec
Đề cao những giá trị con người cũng như tinh thần phụng sự
Không những là một nhà phát triển hàng đầu về Bất Động Sản tại Việt Nam, Tập đoàn Apec còn được biết tới là doanh nghiệp có triết lý kinh doanh chi tiết, rõ ràng và luôn đề cao giá trị con người cũng như tinh thần phụng sự.
Điều này đã được thể hiện thông qua cách phát triển sản phẩm của Apec Group. Cụ thể là sự sáng tạo và vị nhân sinh. Không chỉ giúp cho sản phẩm của Apec Group sinh lời cao mà nó còn đem tới giá trị nhân văn sâu sắc về triết lý sống, niềm tự hào dân tộc và tìm về được bản ngã của mỗi người. Bởi thế Apec Group luôn đặt chữ "tâm” lên hàng đầu. Đồng thời thể hiện qua triết lý hạnh phúc mà Tập đoàn đang hướng đến.
Đề cao những giá trị con người cũng như tinh thần phụng sự
Những dự án khách sạn của Apec Group luôn lấy thương hiệu là Mandala. Tại sao? Để trả lời cho câu hỏi này một đại diện Apec Group đã chia sẻ:
"Mandala là tượng trưng cho cuộc sống luân hồi, tức là mọi vật đều có sự kết nối. Bên cạnh đó nó còn có nghĩa là hành trình tìm bản ngã của mỗi người.
Bằng cách tạo nên những không gian trải nghiệm văn hóa, chúng tôi luôn mong muốn hiện thực hóa được khái niệm Mandala một cách trừu tượng. Biến nó trở thành cảm xúc có thể chạm tới được trái tim của con người. Đồng thời đưa kiến trúc trở thành phương pháp trị liệu và qua đó sẽ đem tới cuộc hành trình tìm kiếm bên trong mỗi cá nhân.
Chúng tôi muốn kể câu chuyện về Mandala qua chuỗi khách sạn của Apec và mong muốn truyền tải những thông điệp ý nghĩa về giá trị của mỗi con người, giá trị cuộc sống tới bất cứ ai khi đến với khách sạn của Apec".
Văn hóa doanh nghiệp và những hoạt động xã hội
Bên cạnh những dự án BĐS, Apec Group còn thể hiện triết lý kinh doanh qua văn hóa doanh nghiệp cùng với những hoạt động xã hội mà Tập đoàn đang triển khai. Những hoạt động nổi bật có thể kể tới như:
- Siêu thị Hạnh phúc 0đ: Đây là hệ thống siêu thị trên 22 tỉnh thành với mục đích cung cấp tới những người gặp khó khăn trong mùa dịch Covid các sản phẩm thiết yếu.
Siêu thị Hạnh phúc 0đ giúp người dân gặp khó khăn vì covid-19
- Cùng em đến trường: Cụ thể là cấp học bổng dài hạn cho các em học sinh ở vùng cao.
- Thư viện hạnh phúc: Chương trình này diễn ra tại Hà Nội và dành cho những người yêu sách, có mong muốn phát triển bản thân.
Thư viện Hạnh phúc - điểm đến đọc sách miễn phí của người dân Hà Nội
- Học viện doanh nhân hạnh phúc: Đây là nơi đào tạo ra các thế hệ doanh nhân tử tế, doanh nhân phụng sự.
Mới đây Apec Group cũng đã giới thiệu một dự án nông nghiệp hữu có. Và toàn bộ sản lượng của nông nghiệp hữu cơ tại hệ thống trang trại của Tập đoàn sẽ được tiêu thụ trong toàn hệ thống resort, khách sạn thuộc chuỗi Apec Mandala trên cả nước (Bắc Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Huế, Lạng Sơn, Phú Yên,…). Với mục đích hình thành chuỗi khách sạn xanh – khách sạn hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó Apec cũng đã bắt đầu cung ứng ra ngoài thị trường những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng.
Cùng với những dự án xử lý rác thải, Apec Group cũng đã dần hoàn thiện hệ sinh thái gồm du lịch - khách sạn - tiêu dùng - giáo dục - bảo vệ môi trường. Tập đoàn Apec xác định sứ mệnh trở thành “nền tảng" (Platform) đưa những sản phẩm chất lượng phổ biến rộng rãi tới toàn xã hội.
Theo: Nhịp sống kinh tế
4.9/5 (110 votes)