Tiểu sử Phan Đăng Lưu: Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam
20/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Phan Đăng Lưu là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của ĐCS Việt Nam. Có thể nói, ông chính là tấm gương sáng ngời về phẩm chất - đạo đức cách mạng của người cộng sản.
Đặc biệt hơn, đồng chí là niềm tin tuyệt đối về Đảng vào thăng lợi của cách mạng. Mời quý độc giả cùng hệ thống đón đọc nội dung tham khảo dưới đây để hiểu rõ hơn về tiểu sử của ông.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Phan Đăng Lưu
Phan Đăng Lưu sinh ngày 05/5/1902 tại xã Tràng Thành (nay thuộc Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình tri thức nhà nho yêu nước tại một vùng đất giàu truyền thống quật cường cách mạng.
Phan Đăng Lưu là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của ĐCS Việt Nam
Đồng chí ra đời giữa lúc các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống Pháp ở ngay trong huyện quê ông đang còn để lại những tiếng vang to lớn.
Lúc còn nhỏ, nhờ có tư chất thông minh và bằng quyết tâm, ông học rất nhanh nên chưa đầy hai năm đã tốt nghiệp loại Giỏi. Mặc dù ham học nhưng trong lòng ông lúc nào cũng sục sôi nổi hận của những người dân mất nước.
Là một thanh niên có tư tưởng chống thực dân Pháp, ông đã giác ngộ cách mạng từ rất sớm và nhanh chóng bắt liên lạc với các thầy giáo trong Hội Phục Việt đồng thời tích cực tham gia nhiều hoạt động yêu nước ở TP. Vinh.
Cuối năm 1925, đồng chí Phan Đăng Lưu được kết nạp vào tổ chức cách mạng Hội Phục Việt ở Vinh. Sau đó khi về quê ông đã xây dựng ngay cơ sở cách mạng, chi bộ của Việt Nam cách mạng Đảng.
Sự nghiệp tham gia cách mạng của ông
Vào đầu năm 1930, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, ông bị giặc Pháp bắt và bị đày lên Buôn Ma Thuột. Tại đây, đồng chí chính thức gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Vào đầu năm 1930, ông bị giặc Pháp bắt đày lên Buôn Ma Thuột rồi chính thức gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm 1936, khi được trả tự do và tiếp tục hoạt động cách mạng, ông Phan Đăng Lưu được TW Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định vào BCH lâm thời xứ uỷ Trung Kỳ và ủy viên ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Vào tháng 7/1940, khi xứ ủy Nam Kỳ hội nghị mở rộng để chuẩn bị khởi nghĩa, đồng chí thay mặt TW dự hội nghị. Sau hội nghị, ông đã được cử ra Bắc để báo cáo và xin chỉ thị của TW Đảng.
Vào tháng 11/1940, hội nghị TW Đảng nhận định chưa đủ điều kiện để khởi nghĩa ở Nam Kỳ nên đã cử đồng chí vào Nam để hoãn cuộc khởi nghĩa.
Tuy nhiên, khi đến Sài Gòn, ông đã bị bắt vào ngày 22/11/1940. Tuy địch đã dùng đủ mánh khóe xảo quyệt, dã man, nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết cộng sản để bảo vệ bí mật của đảng và lợi ích cách mạng.
Từ lúc bước chân vào khám lớn Sài Gòn cho đến khi ra bãi bắn, đồng chí vẫn tràn đầy lạc quan, tin tưởng. Đồng thời Phan Đăng Lưu còn dạy anh em đồng chí học văn hoá rồi chia sẻ từng giọt nước với bầu bạn.
Đến ngày 03/03/1941, do đế quốc Pháp mở toà án binh xử, ông đã bị thực dân Pháp kết án tử hình. Thời gian sau đó, đồng chí bị bắn tại Hóc Môn - Gia Định.
Kết luận
Có thể nói, ông Phan Đăng Lưu là một tấm gương sáng ngời về phẩm chất và đạo đức cách mạng của người cộng sản. Đồng chí là người có niềm tin mãnh liệt, sắt đá đồng thời thể hiện tư tưởng, lời nói, ở toàn bộ lối sống của mình.
Theo thcsphandangluu.gdyenthanh.edu.vn và www.btxvnt.org.vn
4.8/5 (29 votes)