Tiểu sử Chế Lan Viên: Tác giả của những vần thơ thấm đẫm tình yêu dân tộc
03/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Chế Lan Viên là một trong những nghệ nhân nổi tiếng bậc nhất nền văn học Việt Nam. Những vần thơ của ông được xem như chỗ dựa tâm hồn cho chiến sĩ ra trận chiến đấu.
Dù đã từ giã cõi trần từ lâu, nhưng các tác phẩm nhà thơ để lại vẫn còn giá trị đến tận bây giờ. Hôm nay, bạn đọc hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của người thi sĩ này qua bài viết dưới đây.
Cuộc đời thi sĩ Chế Lan Viên
Tên khai sinh của Chế Lan Viên là Phan Ngọc Hoan. Nhà thơ sinh vào 20/10/1920 tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Ông bắt đầu bén duyên với thi ca từ năm 12, 13 tuổi. Đến khi 17, bút danh Chế Lan Viên xuất hiện cùng tập thơ đầu tay có nhan đề Điêu tàn.
Hình ảnh nhà thơ Chế Lan Viên(Phan Ngọc Hoan)
Từ đây, ông trở nên nổi tiếng trong giới thi ca Việt Nam. Cùng với Hàn Mặc Tử, Quách Tấn và Yến Lan, Chế Lan Viên được người thời ấy gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhà thơ tích cực tham gia phong trào Việt Minh và Đoàn xây dựng. Trong thời kỳ này, Chế Lan Viên làm biên tập và viết bài cho các báo Quyết thắng, Kháng chiến, Cứu quốc.
Phong cách sáng tác vào giai đoạn này đã bắt đầu chuyển dần sang trường phái hiện thực. Khoảng thời gian 7/1949, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 ở Quảng Trị.
Tiểu sử Chế Lan Viên: Tác giả của những vần thơ thấm đẫm tình yêu dân tộc
Sau đó, thi sĩ tập kết ra Bắc làm biên tập viên cho báo Văn học. Từ năm 1963 trở đi, Chế Lan Viên đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Hội nhà văn Việt Nam và Quốc hội.
Sau giải phóng 1975, nhà thơ vào Thành phố Hồ Chí Minh và sống tại đây đến cuối đời. Năm 1989, ông qua đời khi 68 tuổi, để lại bao tiếc thương cho người ở lại.
Phong cách thơ văn và những tác phẩm tiêu biểu
Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Chế Lan Viên đã cống hiến hết mình cho văn học nước ta. Phong cách thơ văn của ông nhìn chung được chia thành 2 giai đoạn.
Tác phẩm Điêu tàn của nhà thơ Chế Lan Viên nổi tiếng
- Trước Cách mạng tháng 8: Trong thời gian này, các tác phẩm thường mang màu sắc kinh dị, thần bí, đồng thời nhuốm màu tang thương. Đây chính là đặc điểm của Trường thơ loạn Chế Lan Viên theo đuổi.
- Sau Cách mạng tháng 8: Từ khi tham gia kháng chiến, khuynh hướng sáng tác của nhà thơ đề cập đến cuộc sống nhân dân, đất nước, chiến sĩ. Điều này chứng tỏ tình yêu lớn lao của thi sĩ với dân tộc.
Trong khoảng thời gian 1960 - 1975, thơ ông mang một màu sắc hoàn toàn mới, đậm chất thời sự và sử thi hào hùng.
Bài thơ Tiếng hát con tàu trích từ tập Ánh sáng và phù sa
Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của nhà thơ là: Điêu tàn(1937), Ánh sáng và phù sa(1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão(1967), Hoa trước lăng Người (1976), Ta gửi cho mình (1986),...
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên. Hy vọng rằng bạn đã có được những kiến thức bổ ích và thú vị. Đừng quên follow chuyên trang để không bỏ lỡ các bài viết khác.
Theo: freetuts.net và reader.com.vn
4.9/5 (58 votes)