Thuật kể chuyện hãy chia sẻ thất bại, bài học từ hành trình của chính mình
15/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hãy chia sẻ những thất bại, bài học từ hành trình của chính mình. Bạn không chia sẻ tất cả những thành tích tuyệt vời bản thân có được. Đây chính là cách đúng đắn để kể câu chuyện của bạn. Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng tham khảo những nội dung trong bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc bạn nhé!
Khi kể câu chuyện của mình, có thể bạn đã bỏ qua phần hay nhất của nó
Khi kể câu chuyện của mình, có thể bạn đã bỏ qua phần hay nhất. Điều này thường xảy ra mọi lúc. Các doanh nhân chia sẻ câu chuyện của họ trên sân khấu, trực tuyến hoặc kể trực tiếp với khách hàng, nhà đầu tư. Họ tự hỏi, tại sao câu chuyện đó không gây nên tiếng vang hay tạo ra sức ảnh hưởng.
Thông thường, mọi người muốn kết nối với 1 câu chuyện hơn so với kết nối với một sản phẩm/thương hiệu nào đó
Nếu không thể kể câu chuyện của mình một cách phù hợp, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đối tượng mục tiêu hoặc khách hàng tiềm năng của mình.
Vậy làm sao để thực hiện điều đó và phần mọi người bỏ lỡ ở đây là gì. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét về 1 câu chuyện hay đã từng được kể là: Hành trình của người hùng.
Những cuốn tiểu thuyết hay đã đọc, các bộ phim có nội dung hấp dẫn đã xem và mọi câu chuyện tuyệt vời nhất đã được nghe đều tuân thủ theo một cấu trúc bao gồm 3 phần là:
- Người hùng bắt đầu thực hiện một điều gì đó(1).
- Người hùng gặp thất bại(2).
- Người hùng vượt qua thất bại đó(3).
Tuy nhiên, thay vì kể theo cấu trúc trên, các doanh nhân kể câu chuyện của họ chỉ có 2 phần:
- Bản thân đặt mục tiêu để làm cái gì đó(1).
- Bản thân họ đã thành công(3).
Rõ ràng, họ đã bỏ qua phần (2), bỏ qua sự thất bại trong quá trình. Đây cũng chính là nơi khiến họ mắc sai lầm.
Nhiều người có thể không có cùng mục tiêu(1) với bạn, họ cũng có thể không có kết quả giống bạn(3). Nhưng ở phần thất bại(2) là phần chứa đựng tính nhân văn và xây dựng.
Tại phần này, bạn phải đấu tranh, chống chọi với những điều không thể. Đây thực sự là những trải nghiệm rất tuyệt vời, cũng là phần mọi người đều muốn nghe và tin.
Đây cũng chính là lý do tại sao phần thất bại(2) rất quan trọng. Đồng thời cũng là cách đối tượng mục tiêu muốn kết nối với bạn.
Không ai thích nghe về một câu chuyện về thành công, vì nó quá nhàm chán
Sẽ không có ai thích nghe 1 câu chuyện về thành công cả. Họ cũng không có nhu cầu nghe kể về những thành tích cá nhân của bạn. Bởi lẽ chúng quá nhàm chán và không có tính xây dựng.
Không ai thích nghe về một câu chuyện về thành công, vì nó quá nhàm chán
Bạn có muốn nghe một vị tỷ phú nào đó kể về việc học có nhiều tiền hay tài sản đến mức nào không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi mọi người thường muốn nghe những câu chuyện có thể giúp giải quyết được vấn đề.
Chúng ta thường tìm kiếm chính mình trong những câu chuyện. Đây là lý do tại sao mọi người hay rơi nước mắt ở cuối mỗi bộ phim khi người hùng vượt qua thử thách để chạm đến thành công. Không chỉ quan tâm đến nhân vật, chúng ta dường như nhìn thấy chính mình trong các nhân vật đó.
Mục tiêu của ai đó không phải là mục tiêu của bạn. Nếu họ chỉ nói về những mục tiêu đó, rõ ràng câu chuyện có thể kết thúc luôn tại đây.
Tuy nhiên, họ đã chia sẻ những thất bại và bài học từ các cuộc hành trình của bản thân. Đây là sức mạnh của phần(2) trong hành trình của người hùng.
Thay vì che giấu, bạn hãy sở hữu, nắm bắt và chia sẻ nó. Đây sẽ là nguyên nhân tại sao mọi người yêu thích bạn. Không phải vì bạn đã làm được những điều họ không thực hiện được mà vì ít nhất tại một thời điểm nào đó, bạn và họ đều giống nhau.
Theo Marketingtrips.com
4.9/5 (106 votes)