Những “công bộc số” đã thay đổi TP Hồ Chí Minh như thế nào?
10/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Cứ 5 năm lại có thêm 1 triệu dân, chính vì thế TP.HCM buộc phải trở thành đô thị thông minh để có thể quản lý xã hội cũng như phục vụ người dân tốt hơn.
Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, những robot thay thế con người đã xuất hiện ngày càng nhiều để giúp các chính quyền giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn. Người ta gọi đó là chính những "công bộc số".
Vậy công bộc số đã đã thay đổi TP Hồ Chí Minh như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!
Robot giúp con người làm mọi nhiệm vụ từ đơn giản tới phức tạp
Để có hình ảnh tượng trưng cho "công bộc số", thì không có gì là trực quan hơn những chú robot. Thời gian qua tại TP.HCM đã có một số đơn vị thí điểm robot chỉ đường, lễ tân, tra cứu thông tin đặt ở nơi tiếp dân. Đặc biệt hơn là trong lĩnh vực đặc thù như phòng cháy chữa cháy hoặc y tế.
Những con robot hiện đại, điều khiển được từ xa hoặc có thể làm việc tự động trong các môi trường đặc biệt đã được đưa vào vận hành hiệu quả.
Swan 01- robot chuyên khử khuẩn
Swan 01- robot chuyên khử khuẩn đã được triển khai để làm việc thay còn người ở Bệnh viện Quân dân y miền Đông. Con Robot này được tạo ra bởi một yêu cầu đặc biệt trong dịp COVID-19. Nó có thể thay con người phun khử khuẩn vào tất cả các môi trường cách ly.
Swan 01- robot chuyên khử khuẩn
Bạn có thể điều khiển Robot từ xa hàng trăm mét mà không sợ nhiễm bệnh. Swan 01 được lắp cảm ứng khắp người để tự quét, tự di chuyển và tự nhận diện bản đồ phòng bệnh. Robot này đã có mặt ở ít nhất 3 bệnh viện lớn của HCM, giúp nhiều bác sĩ, y tá không phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường dễ lây bệnh.
Theo Trưởng phòng kế hoạch Trung tâm CNTT - Bệnh viện Quân dân y miền Đông TP.HCM, anh Huỳnh Ngọc Cương: “SWAN 01 dùng một Radar để có thể quét và tự nhận diện bản đồ. Ngoài ra với con robot này chúng ta có thể đặt hẹn tự động phun khử khuẩn theo một khung giờ bất kỳ”.
ITM- robot chữa cháy
Mặt khác, tại Phòng cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn TP Hồ Chí Minh, đã xuất hiện một con robot chữa cháy có tên là ITM. Con robot này sinh ra tại Đức, nhiệm vụ như một chiến sĩ PCCC. Nó được điều khiển từ xa, và có thể phun được cả nước và bọt để chữa cháy.
Ngoài ra ITM còn có thể tự hành chữa cháy tại các khu vực nguy hiểm, nhỏ hẹp, độc hại như đám cháy xăng dầu, hóa chất hay là trong hầm... nơi mà con người và xe chữa cháy không thể tiếp cận được.
Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn, Công an TP Hồ Chí Minh, đại tá Huỳnh Quang Tâm cho biết: "Chúng tôi đã dùng con robot này để chữa nhiều đám cháy phức tạp mà các lực lượng chữa cháy không thể nào vào được. Thực tế thì ITM đã chữa cháy rất hiệu quả".
ITM- robot chữa cháy
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào những dịch vụ hành chính công
Trên thực tế, ứng dụng robot là công việc khá tốn kém và nó cũng không quá phổ biến. Tuy nhiên, những giải pháp công nghệ thông minh, phần mềm đã được ứng dụng nhiều ở cơ quan Nhà nước tại TP.HCM.
Ở khía cạnh nào đó, đây có thể coi mà “công chức ảo”. Dù là công cụ không có dáng vật lý nhưng nó đã được tích hợp trí tuệ nhân tạo, đồng thời có khả năng giải quyết hiệu quả một phần công việc hành chính không kém gì những công chức truyền thống.
Mục tiêu vĩ mô của "đô thị thông minh", "Chính quyền điện tử", được TP.HCM bắt đầu từ việc làm sao để có thể giải quyết hiệu quả, nhanh chóng các yêu cầu cụ thể hàng ngày của người dân.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào những dịch vụ hành chính công
Những thành tựu TP.HCM đạt được khi ứng dụng giải pháp về công nghệ
Thành quả lớn nhất mà TP.HCM đạt được khi ứng dụng các giải pháp về công nghề đó chính là đột phá về việc cải cách thủ tục hành chính.
Cụ thể, TP.HCM hiện đã đưa lên mạng 52 thủ tục hành chính điện 1 cửa và có hơn 4.600 loại thủ tục hành chính ở mức độ 2 trở lên. Nhiều thủ tục thường gặp như bảo hiểm thất nghiệp, cấp phép thi công, an toàn thực phẩm…. Bạn chỉ cần vào trang web dichvucong.hochiminhcity.gov.vn tra cứu là sẽ có đầy đủ.
Chỉ trong năm 2020, TP.HCM đã tiếp nhận gần 1,8 triệu hồ sơ được gửi trực tuyến qua mạng từ người dân. Tỷ lệ giải quyết những loại hồ sơ là đạt 99,3%. Cụ thể, trong năm 2020, đã có 50% số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không cần phải đến trực tiếp đến cơ quan Nhà nước mà chỉ cần ngồi nhà gửi qua mạng. Con số làm tròn khi đăng ký doanh nghiệp là hơn 157 ngàn hồ sơ.
Những thành tựu TP.HCM đạt được khi ứng dụng giải pháp về công nghệ
Theo lãnh đạo của UBND TP.HCM, những năm qua chính quyền thành phố đã chấm điểm, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ, đặt trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai tiện ích và ứng dụng điện tử.
Ngoài ra một thành quả đáng ghi nhận khác là trong năm 2020, TP.HCM đã cơ bản số hóa dữ liệu quốc tịch cho người dân.
Mục tiêu là những thông tin như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, đăng ký kinh doanh hay là bản sao chứng nhận kết hôn... của người dân sẽ được số hóa, đồng thời lưu trữ vào kho dữ liệu chung. Nghĩa là người dân chỉ cần khai các thông tin này 1 lần. Sau này bất cứ làm gì cũng không cần khai lại nữa, điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công đoạn.
Theo: VTV24
4.9/5 (100 votes)