Nguồn gốc xuất hiện của hệ mặt trời? Các hành trinh trong hệ mặt trời
20/04/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí và thú vị, khiến cho các nhà khoa học đã phải tìm tòi chúng trong suốt hàng trăm năm qua. Và hệ mặt trời cùng nằm trong số đó.
Vậy nguồn gốc ra đời của hệ mặt trời bắt đầu khi nào? Có tất cả bao nhiêu hành tinh? Để biết được những thông tin thú vị trên, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Nguồn gốc xuất hiện của hệ mặt trời
Hệ mặt trời được hình thành và tiến hóa bắt đầu cách đây khoảng 4.6 tỷ năm, nguyên nhân là do bởi sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc đám mây phân tử khổng lồ.
Hệ mặt trời còn có một tên gọi khác là thái dương hệ
Khi đó, hầu hết các khối lượng bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm và hình thành nên mặt trời. Và phần còn lại dẹt ra, tạo nên một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh sau đó tiến hóa dần thành hành tinh, mặt trăng, các tiểu hành tinh và nhiều tiểu thiên thể khác ở trong hệ mặt trời.
Một số các hành tinh có trong hệ mặt trời
Ngay sau đây, hãy cùng khám phá những điều thú vị của 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Dưới đây bảng chi tiết của chúng theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Trong dải ngân hà chỉ có một hệ mặt trời duy nhất
Một số các hệ hành tinh trong hệ mặt trời |
Chi tiết |
Sao Thủy |
- Hành tinh nằm gần nhất với mặt trời, chỉ lớn hơn mặt trăng một chút. - Được phát hiện ra bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát bằng mắt thường. |
Sao Kim |
- Hành tinh cực kỳ nóng(hơn cả sao Thủy). Với bầu không khí rất độc hại và áp suất trên bề mặt có thể sẽ nghiền nát và giết chết bạn. - Được phát hiện ra bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát bằng mắt thường. |
Trái đất |
- Trái Đất là một hành tinh nước, 2/3 được bao phủ bởi đại dương. - Đây chính là hành tinh chúng ta đang sống. Tính đến hiện tại, hành tinh này duy nhất có tồn tại sự sống. |
Sao Hỏa |
- Một hành tinh đất đá, rất lạnh và có bầu khí quyển quá mỏng để cho nước lỏng có thể tồn tại được trên bề mặt này. - Được phát hiện ra bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát bằng mắt thường. |
Sao Mộc |
- Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, có khối lượng cực lớn và được biết là hành tinh khí khổng lồ, chứa khí hiđrô và heli là chủ yếu. - Được phát hiện ra bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát bằng mắt thường. |
Sao Thổ |
- Đây là hành tinh lớn thứ 2, kích thước và khối lượng chỉ sau sao Mộc. - Hành tinh này có chứa khí hydro và heli là chủ yếu và nó cũng hút rất nhiều mặt trăng xung quanh. |
Sao Thiên Vương |
- Hành tinh độc nhất và là một hành tinh khí khổng lồ. - Có màu lục lam do lượng khí metan có trong bầu khí quyển. - Vào năm 1781, sao Thiên Vương được William Herschel phát hiện ra. |
Sao Hải Vương |
- Hành tinh cuối nằm trong hệ mặt trời. Được biết đến với nhiều cơn gió mạnh, nhanh hơn cả tốc độ âm thanh, nó nằm ở rất xa và lạnh. - Vào năm 1846, sao Hải Vương được nhà thiên văn học người Pháp - Alexis Bouvard phát hiện ra. |
Phân loại các kiểu hành tinh cơ bản
Dựa vào những đặc điểm riêng của từng hành tinh trong hệ mặt trời, người ta phân ra thành 3 loại cơ bản như sau:
Bên cạnh 8 hành tinh chính trên, hệ mặt trời còn có sự tồn tại của một số hành tinh khác
- Hành tinh Trái Đất: Gồm sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa. Bởi bề mặt của những hành tinh này toàn bộ là đá, có lõi kim loại dày đặc và phần lớn là sắt.
- Hành tinh kiểu sao Mộc: Gồm sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Bởi có đặc điểm tương tự với sao Mộc, là hành tinh khí khổng lồ và chủ yếu là khí hydro và heli.
- Hành tinh lùn: Gồm sao Diêm Vương, một số vẫn còn có những vật thể nhỏ khác được công nhận trong hành tinh này là: Ceres, Eris, Makemake, Haumea và Sedna(Sedna đã được một số nhà khoa học tìm ra, tuy nhiên chưa được IAU chính thức công nhận).
Trên đây là toàn thông tin về thái dương hệ và những điều thú vị xoay quanh hệ mặt trời. Hy vọng những nội dung trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích.
Theo: dbk.vn
4.9/5 (87 votes)