Mua lại doanh nghiệp(Acquisition) là gì? Các hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến nhất
24/11/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Thuật ngữ mua lại doanh nghiệp không còn mấy xa lạ với thời điểm kinh tế phát triển hiện nay. Đây được coi là một trong những hình thức M&A phổ biến nhất.
Để hiểu rõ hơn thông tin trên, bài viết dưới đây hệ thống sẽ chia sẻ chi tiết về các kiểu mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam. Tin rằng nội dung này sẽ mang lại nhiều kiến thức kinh tế mới dành cho bạn đọc!
Mua lại doanh nghiệp là gì? Các thuật ngữ liên quan
Mua lại doanh nghiệp(Acquisition) là hoạt động mà doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác để nắm quyền kiểm soát, lãnh đạo, chi phối,... Đối với pháp luật quốc tế, hình thức này được hiểu là hành vi thâu tóm một công ty.
Mua lại doanh nghiệp là một trong các kiểu hình thức phổ biến của mảng M&A
Bên cạnh hình thức mua lại doanh nghiệp, trong mảng M&A còn tồn tại nhiều thuật ngữ liên quan khác như: Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Tất cả đều được quy định cụ thể và rõ ràng tại Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản quy phạm pháp luật.
4+ Kiểu hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến
Được biết, thị trường mua bán doanh nghiệp thông thường sẽ có 4 kiểu hình thức phổ biến. Cụ thể như sau:
Bật mí 4 kiểu hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Các kiểu hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến hiện nay |
Chi tiết |
Mua lại kiểu thuận mua vừa bán(Friendly Takeover) |
Kiểu mua lại nhận được sự đồng thuận(100% đồng ý) của Hội đồng quản trị trong công ty bị mua lại. Hình thức này có thể nói là “thuận mua vừa bán”, các bên đều đạt được mục đích cần thỏa thuận. |
Mua lại kiểu thù địch, bất chấp(Hostile Takeover) |
Kiểu mua lại không nhận được sự đồng ý của Hội đồng quản trị trong công ty bị mua lại. Tuy nhiên, bên mua vẫn cố chấp theo đuổi, hoặc tuyên bố thẳng thừng về việc sẽ thực hiện thương vụ. Kết quả của giao dịch là ý muốn đơn phương của doanh nghiệp mua lại và nằm ngoài ý chí của bên bị mua lại. Nói cách khác, đây là kiểu ép buộc. |
Thâu tóm ngược hoặc niêm yết cửa sau(Reverse Takeover) |
Đây là việc một công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã dùng biện pháp “mua lại doanh nghiệp” để nắm quyền kiểm soát công ty đã niêm yết trên cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Với kiểu hình thức mua lại doanh nghiệp này, những cổ phiếu được niêm yết sẽ mang lớp “vỏ” của công ty bị mua lại. Tuy nhiên, nó lại là “ruột” của công ty mua lại. |
Mua lại doanh nghiệp kiểu Backflip(Backflip Takeover) |
Đây là việc một doanh nghiệp mua lại tự biến mình thành công ty con của doanh nghiệp bị mua lại. Kiểu mua lại doanh nghiệp này thường xảy ra trong trường hợp: Một công ty lớn(ít danh tiếng) mua lại doanh nghiệp nhỏ(nhiều danh tiếng) bị chật vật, khó khăn trong tài chính. |
Trên đây là tất tần tật 4 kiểu hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến và các thuật ngữ liên quan. Đừng quên kết nối với chuyên trang chúng tôi để được cập nhật nhiều thông tin thú vị khác!
Theo: luatsuphamtuananh.com
4.8/5 (93 votes)