Có đòi lại được tiền khi chuyển khoản nhầm không?
23/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay các giao dịch online ngày càng nhanh và tiện lợi. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp thì giao dịch thanh toán chuyển khoản rất hữu ích. Nhưng thực tế có rất nhiều người không may chuyển tiền nhầm cho người lạ với số tiền lên đến chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng.
Ngay cả khi nhiều khách hàng dù đã biết thông tin người nhận cũng không lấy lại được tiền, vì lý do rất là đặc biệt. Có những chế tài để hỗ trợ người chuyển tiền nhưng trên thực tế đòi được tiền là một hành trình rất gian nan và mất thời gian. Đây chắc chắn là chủ đề mà rất nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!
Vì sao ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm?
Việc chuyển khoản nhầm xảy ra rất phổ biến. Đặc biệt là tại thời điểm này khi chúng ta tránh dùng tiền mặt thì có vấn đề mà chuyển khoản để thanh toán là cái giao dịch thông dụng hơn.
Hơn nữa đây là thời điểm gần với lễ Tết, cho nên tất cả những cái vấn đề lương, thưởng, chuyển tiền để thanh toán hay tặng người thân của mình xảy ra thường xuyên hơn.
Chính vì thế mà chúng ta cần phải cảnh giác những giao dịch chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Với câu hỏi vì sao ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm? Thì câu trả lời là, ngân hàng không được phép làm chuyện đó.
Ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm
Bởi vì ngân hàng không thể hoàn tiền khi số tiền đó đã qua cái ngân hàng khác và vào tài khoản khác. Mà ngân hàng chỉ có thể hoàn tiền lại nếu cái số tiền đó được người nhận tiền hoàn lại qua hệ thống ngân hàng.
Đồng thời ngân hàng của người nhận tiền cũng đồng ý chuyển số tiền đó trở lại cho ngân hàng của người gửi. Lúc này ngân hàng sẽ báo cho người gửi biết là số tiền đó được hoàn lại.
Còn nếu người nhận và ngân hàng của người nhận không đồng ý thì ngân hàng của tôi không có cách nào có thể can thiệp được.
Lời khuyên dành cho bạn: Khi ngân hàng nhận được lệnh chuyển tiền, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu ngân hàng cài trình duyệt tự động thì lập tức tiền trong tài khoản của tôi sẽ tự động đi luôn.
- Nhưng cũng có ở lúc với số tiền rất lớn, các ngân hàng họ có kết đơn vị trình duyệt, suy xét duyệt xét cái số tiền như lên đến vài trăm triệu, vài chục tỷ lần thì họ thường phải làm bằng tay. Họ có xem là tiền của người gửi có không? Người nhận là ai? Có vi phạm những quy định về hoạt động rửa tiền hay không? Lúc này họ mới chuyển giao tiền đi.
Trong trường hợp thứ 2 người gửi có thể gọi ngay và yêu cầu ngân hàng chặn ngay cái giao dịch đó. Khi ngân hàng nhận được cái lệnh và sẽ chặn ngay được. Vì nếu người gửi chặn lại kịp thì ngân hàng có thể hủy được giao dịch đó. Cong nếu tiền đã đi rồi thì họ không có cách nào can thiệp được.
Ngân hàng có nên phong tỏa tài khoản người nhận tiền chuyển nhầm không?
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tiền đã đi rồi thì nhiều người lại cho rằng: Vào cái thời điểm đấy ngân hàng nên phong tỏa tài khoản của người nhận số tiền bị chuyển nhầm.
Cách này hoàn toàn không hợp lý. Vì khi đã chuyển tiền thì đó là giao dịch đã thực hiện rồi. Và giao dịch đó không ai ngoài tôi thực hiện. Chứ không phải là một tội phạm nhảy vào trong tài khoản của tôi và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Vì vậy không nên gọi cho ngân hàng yêu cầu đóng tài khoản. Bởi vì tôi là người gây ra lỗi. Tuy nhiên bạn nên gọi điện ngay và yêu cầu ngân hàng can thiệp. Đồng thời ngân hàng cũng sẽ gọi cho ngân hàng bên kia để yêu cầu hoàn trả lại.
Ngân hàng không nên phong tỏa tài khoản người nhận tiền chuyển nhầm
Nếu người nhận là người tốt và biết số tiền đó không phải là của họ mà chỉ do sự sai lầm của người chuyển hay ngẫu nhiên. Thì họ sẽ sẵn sàng trả lại trong trường hợp đó thì mọi chuyện được giải quyết.
Nhưng chúng ta biết rằng, giao dịch nhiều khi người chuyển muốn rút lại số tiền đã gửi nên nói là chuyển nhầm. Trong trường hợp này là cái vấn đề mà ngân hàng của người gửi cũng như người nhận can thiệp được. Trừ khi người nhận đồng ý hoàn trả số tiền đó.
Cách thức để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm như thế nào?
Cách lấy tiền chuyển khoản nhầm tại Việt Nam
Khi chuyển khoản nhầm, việc đầu tiên cần làm là gọi cho ngân hàng của mình yêu cầu chặn ngay giao dịch đó. Nếu ngân hàng đó còn đang ở trong quy trình duyệt xét giao dịch đó thì họ có thể hủy bỏ giao dịch đó ngay.
Còn nếu mà giao dịch đó đã đi rồi thì tôi yêu cầu ngân hàng của mình liên lạc với lại ngân hàng của người nhận và yêu cầu hoàn trả lại cái số tiền đó. Có thể nói đây là vấn đề mà tùy theo sự thương hại của bên ngân hàng người nhận cũng như bên người nhận tiền có hợp tác không. Nếu họ hợp tác thì tốt còn không thì dĩ nhiên người gửi vẫn có quyền đòi lại.
Cách lấy tiền khi chuyển khoản nhầm
Tuy nhiên việc báo công an là điều vô lý, bởi họ không có quyền can thiệp. Vậy chỉ có một cách duy nhất là chúng ta ra tòa nếu đó là một số tiền lớn. Thì người mà nhận tiền sẽ phải chứng minh là họ nhận cái số tiền đó làm xứng đáng, qua cái hợp đồng hay giao dịch hoặc cam kết nào đó.Dĩ nhiên là trong trường hợp đó tòa có thể phán là người nhận được giữ lại với số tiền đó.
Còn trong trường hợp người gửi hoàn toàn không liên quan gì đến người nhận. Nhưng do sự sai lầm mà người nhận lại nhận được số tiền rất lớn thì có thể tòa sẽ đưa ra phán quyết là phải trả lại cái số tiền đó.
Cách lấy tiền chuyển khoản nhầm tại nước ngoài (Mỹ)
Với nước ngoài chẳng hạn bên Mỹ thì các các ngân hàng họ hợp tác rất nhanh. Ngay khi họ nhận được điện thoại hoặc tin là tôi chuyển tiền nhầm, lập tức là họ sẽ can thiệp bằng mọi cách để lấy lại số tiền đó. Các ngân hàng không hề trì hoãn bất cứ trường hợp nào cả mà họ làm việc ngay.
Trong trường hợp người gửi bấm nhầm tên trong danh bạ hoặc nhầm số tiền chuyển. Chẳng hạn thay vì chuyển 10 triệu lại chuyển 100 triệu. Trong trường hợp đó ngân hàng lập tức can thiệp ngay. Họ hủy giao dịch hoặc gọi ngân hàng kia để lấy lại số tiền đó.
Các ngân hàng Mỹ qua hệ thống liên ngân hàng, họ có thể hủy được giao dịch rất nhanh. Còn tại Việt Nam thì các ngân hàng xử lý chậm hơn và còn tùy vào sự hợp tác của người nhận cũng như ngân hàng nhận tiền.
Theo: Kênh VTC14
4.8/5 (104 votes)