Chỉ số PMI ( Purchasing Managers Index ) là gì? Vai trò quan trọng của chỉ số PMI trong hoạt động Kinh tế
15/10/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Chỉ số PMI được xem như là một cụ dự báo và hoạch định các chiến lược trong lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Vậy PMI là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào trong hoạt động kinh tế? Chỉ số này có những lợi thế và bất lợi ra sao? Hãy cùng chuyên trang tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin rõ hơn nhé bạn!
Thế nào là chỉ số PMI?
PMI tên viết tắt của cụm từ “Purchasing Managers Index”, trong tiếng Việt có nghĩa là “chỉ số quản lý mua hàng” hoặc “chỉ số quản lý thu mua”.
Thế nào là chỉ số PMI?
Chỉ số PMI được rút ra từ các cuộc khảo sát hàng tháng đối với các công ty thuộc khu vực tư nhân. Nó còn là thước đo cho xu hướng phát triển kinh tế trong sản xuất. Ngoài ra, chỉ số quản lý thu mua còn giúp cho các nhà hoạch định đề xuất chiến lược kinh doanh.
Công thức tính toán chỉ số PMI
Giá trị của thang đo chỉ số PMI nằm trong dãy từ 0 đến 100. Nếu chỉ số quản lý lớn hơn 50, thể hiện mức cải thiện so với tháng trước. Còn khi dưới 50, thể sự suy giảm và bằng 50 thì không có sự thay đổi xu hướng.
Giá trị chỉ số PMI được tính theo công thức như sau:
PMI = (P1x1) + (P2x0.5)
Trong đó:
- P1: Thể hiện phần trăm(%) câu trả lời cho xu hướng cải thiện.
- P2: Thể hiện phần trăm(%) câu trả lời cho xu hướng không thay đổi.
Chỉ số PMI có vai trò quan trọng như thế nào?
Chỉ số PMI còn được xem như mức độ đo lường tình trạng “sức khỏe” kinh tế trong hoạt động sản xuất, chẳng hạn như:
PMI được xem là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe trong hoạt động sản xuất
Tác động ảnh hướng đến mức tăng trưởng kinh tế
Các nhà hoạch định chiến lược đưa ra quyết định dựa vào chỉ số PMI. Một doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu cho một nhà máy sản xuất đều phải thăm dò qua chỉ số này để có thể ước tính được lượng nhu cầu trong tương lai cho các sản phẩm của họ.
Chỉ số PMI còn giúp biết được lượng tồn kho của nhà sản xuất. Điều này giúp định hình giá cả mà người cung cấp có thể tính phí.
Mối liên hệ giữa chỉ số PMI và nhà đầu tư
Dựa chỉ số PMI mà các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định của mình trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Ứng dụng chỉ số PMI
Hầu hết các nhà đầu tư đều sử dụng PMI như là chỉ số quan trọng để theo dõi và dự báo mức tăng trưởng GDP.
Chỉ số PMI là thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế
PMI còn giúp dự đoán hình thái của một nền kinh tế. Chỉ số này còn giúp cho các nhà giao dịch dự cảm được giá trị tiền tệ trong tương lai.
Nếu chỉ số PMI cao, điều đó đồng nghĩa về sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Điều đó, giúp cho các ngân hàng tăng lãi suất dẫn đến giá trị tiền tệ cao lên.
Những lợi thế và bất lợi của chỉ số PMI
Lợi thế: Chỉ số PMI giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế và giúp các nhà phân tích thị trường dự báo được các xu hướng, vạch ra các chiến lược trong tương lai.
Bất lợi: Chỉ số PMI chỉ giới hạn trong hoạt động sản xuất. Trong khi đó tầm quan trọng của nó đã dần mất đi và nhường lại cho những lĩnh vực kinh tế khác sôi động hơn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vai trò quan trọng của chỉ số PMI trong hoạt động kinh tế. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham khảo những thông tin ở trên và đừng quên theo dõi tiếp những bài viết khác nhé!
Nguồn: timviec365.vn
4.8/5 (81 votes)