Cha mẹ có nên dạy con mình cách quản lý tiền khi còn nhỏ?
14/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Kỹ năng quản lý tiền bạc luôn cần thiết và bổ ích trong cuộc sống khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, việc dạy con không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tính cách, lối sống, sự hoang phí sau này.
Vậy dạy con trẻ quản lý tiền bạc như thế nào chuyên nghiệp, đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những vấn đề tâm lý này.
Cha mẹ có nên dạy con mình cách quản lý tiền khi còn nhỏ?
Để giúp trẻ em thông minh, lanh lợi, chúng cần học thêm nhiều kỹ năng mềm khác như: Quản lý tài chính, thời gian,... Giáo dục học đường hầu hết bỏ qua vấn đề dạy học sinh cách sử dụng tiền cá nhân.
Dạy con kỹ năng quản lý tiền bạc khi còn nhỏ rất cần thiết trong cuộc sống sau này
Việc bố mẹ dạy con cách quản lý tài chính cá nhân khi còn nhỏ là điều rất thiết thực. Điều này sẽ giúp chúng hình thành thói quen tiết kiệm, sử dụng tiền bạc hợp lý. Đây chính là kỹ năng sống còn quan trọng của con cái sau này.
Những sai lầm lớn khi bố mẹ dạy con về tiền bạc
Không ít gia đình đã dạy con quản lý tiền bạc sai cách, mang lại lối hiểu lệch lạc về tài chính. Cụ thể là một số sai lầm sau đây:
Hãy dạy trẻ quản lý tài chính đúng cách
- Bố mẹ thường xuyên chiều chuộng theo sở thích của con: Con thích gì mua đó mặc kệ đắt tiền hay không. Điều này sẽ hình thành cho chúng thói quen hoang phí, chi tiêu theo cảm xúc.
- Nhiều phụ huynh luôn giữ lối suy nghĩ “không nên dạy con về tiền bạc sớm vì sẽ hư hỏng”: Điều này sẽ khiến chúng ỉ lại gia đình, không tự lực cánh sinh.
Bố mẹ nên học cách từ chối những sở thích không hợp lý của con trẻ, hướng dẫn chúng quản lý tiền bạc, tránh hoang phí, chi tiêu theo cảm xúc.
Nên dạy trẻ nhỏ về tiền bạc thời điểm nào thích hợp?
Chúng ta nên dạy con quản lý tài chính càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non. Theo trường đại học Cambridge, thói quen tiêu tiền của trẻ em hình thành lúc 7 tuổi.
Bố mẹ nên dạy con quản lý tài chính càng sớm càng tốt
Sau đây là kinh nghiệm dạy con hay về tiền bạc của bà mẹ Do Thái trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương”:
- Con 3 tuổi: Dạy chúng cách phân biệt tiền giấy, kim loại.
- Con lên 4 tuổi: Hãy dạy chúng biết không thể mua hết các mặt hàng nên cần lựa chọn.
- Con 5 tuổi: Hướng dẫn trẻ hiểu rõ “tiền là thù lao lao động”, phải chi tiêu hợp lý.
- Khi con 6 tuổi: Dạy chúng cách đếm, tích lũy và bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.
- Con 7 tuổi: Dạy trẻ cách so sánh số tiền của mình với giá cả hàng hóa, có khả năng mua hàng không.
- Con 8 tuổi: Hãy biết mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.
- Con 9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá, giao dịch mua bán.
- Con 10 tuổi: Học cách tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày.
- Con 11 tuổi: Trẻ có quan niệm về giảm giá, ưu đãi.
- Con từ 12 tuổi trở lên: Luôn biết quý trọng đồng tiền, tiết kiệm, quản lý tài sản tốt.
Qua bài viết này chắc hẳn bố mẹ cũng hình dung được có nên dạy con trẻ cách quản lý tiền bạc khi còn nhỏ hay không. Tin rằng nội dung trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn.
Theo: thaothaobacsi.com
4.9/5 (74 votes)