Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu loại trong tiếng Việt?
07/03/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Trong văn học Việt Nam, biện pháp tu từ được dùng để khai thác tâm tư tình cảm của tác giả, tăng sức gợi cảm, tạo ấn tượng cho con người, cảnh vật, thiên nhiên.
Các tác giả có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại phép dùng trong văn học này, mời bạn cùng chuyên trang khám phá chi tiết nội dung sau.
Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu loại trong tiếng Việt?
Biện pháp tu từ(hay còn gọi thủ pháp nghệ thuật) là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt trong từ, câu, đoạn, văn bản…
Biện pháp tu từ được dùng để khai thác tâm tư tình cảm của tác giả
Trong một ngữ cảnh nhất định, phép tu từ giúp tăng sức diễn đạt gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, cảm xúc, câu chuyện.
Được biết, ngữ pháp tiếng Việt đa dạng về cách sử dụng các phép tu từ. Về cơ bản được chia thành 3 loại chính sau đây:
- Biện pháp tu từ ngữ âm(điệp âm, điệp vần, điệp thanh, nhịp).
- Biện pháp tu từ cú pháp(phép lặp cú pháp, đảo ngữ, liệt kê).
- Biện pháp tu từ từ vựng(So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ, phép đối).
Các biên pháp thu từ thông dụng ở Việt Nam
10+ Biện pháp tu từ thường gặp trong văn học Việt Nam
Sau đây là những biện pháp tu từ thường gặp nhất trong văn học nghệ thuật Việt Nam xưa và nay:
Biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong nền văn học Việt Nam
10+ Biện pháp tu từ thường gặp trong văn học Việt Nam |
Chi tiết |
So sánh |
- Phép đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, nhằm tăng sức gợi hình cho diễn đạt. - Có 2 loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. |
Ẩn dụ |
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của loại khác có nét tương đồng, tạo tính hàm súc và hình tượng cao cho câu văn, câu thơ. - Có 4 loại: Ẩn dụ phẩm chất, hình thức, cách thức, chuyển đổi cảm xúc. |
Hoán dụ |
- Phép gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng loại khác có quan hệ gần gũi. - Có 5 loại: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể, vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, vật dùng để chỉ người dùng, cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng. |
Nhân hóa |
- Gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ vốn dùng, làm cho chúng trở nên gần gũi với con người, biểu thị suy nghĩ, tình cảm. |
Điệp ngữ |
- Nhắc nhiều lần một yếu tố ngôn ngữ nhằm tạo hiệu quả giao tiếp nhất định. - Có 4 loại: Điệp từ, cấu trúc, ngữ vòng, cú pháp – cấu trúc. |
Liệt kê |
- Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại, nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn về khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm. |
Nói giảm - nói tránh |
- Diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự. |
Nói quá |
- Phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. |
Chơi chữ |
- Lợi dụng những đặc sắc về âm, ngữ nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. |
Phép đối |
- Sắp xếp các từ ngữ trong câu cân đối nhau, tạo hiệu ứng giống hoặc trái ngược trong diễn đạt. |
Sử dụng biện pháp tu từ để câu văn được sinh động hơn
Bên cạnh đó, văn học Việt Nam còn sử dụng các loại biện pháp tu từ khác như câu hỏi, phép tương phản. Việc ghi nhớ và nắm vững kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thơ ca.
Theo: thuvienhoidap.net
4.9/5 (82 votes)