2008-2009 đại suy thoái kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ 21
25/02/2021
Đăng bởi: Hà Thu
2008-2009 chính là thời gian diễn ra cuộc đại suy thoái kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ 21. Để hiểu rõ hơn về cơn địa chấn kinh tế này, hãy bớt chút thời gian cùng tìm hiểu ở ngay trong bài viết này bạn nhé!
Nguyên nhân và bối cảnh
Đại suy thoái toàn cầu năm 2009 là một cuộc suy thoái kinh tế và có suy giảm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế được diễn ra ở nhiều nước cùng một lúc. Lý do khiến cho cuộc khủng hoảng vô cùng phức tạp có thể nói thị trường BĐS của Mỹ đã khởi đầu cho một chuỗi phản ứng dây chuyền.
Đại suy thoái toàn cầu năm 2009 là một cuộc suy thoái kinh tế và có suy giảm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế được diễn ra ở nhiều nước cùng một lúc
Do châu Âu, Hoa Kỳ là các thị trường xuất khẩu vô cùng quan trọng của những nước đang phát triển (đặc biệt là khu vực Đông Á) nên bị suy thoái. Vì những nước phát triển là một nguồn cung cấp khoản vay ngân hàng, một số khoản đầu tư gián tiếp và trực tiếp cho các nước đang phát triển.
Ngoài ra, việc giảm sản xuất trên quy mô toàn cầu dã dẫn đến giảm lượng cầu về nguyên liệu và năng lượng. Điều này đã làm cho những nước xuất khẩu nguyên liệu và dầu giảm nguồn thu.
Diễn biến của cơn địa chấn
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cơn địa chấn tài chính bắt đầu từ cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng tại Mỹ. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là một cuộc khởi điểm cho quả bong bóng trên thị trường nhà đất.
Tuy nhiên, trước đó để có thể đối phó được với lạm phát, FED đã và đang liên tiếp tăng lãi suất vào giữa năm 2004 từ 1% lên tới 5,25% vào giữa năm 2006. Những công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức tài chính đã mua lại những hợp đồng thế chấp rồi biến chúng trở thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu.
Chiến lược trên đã được đưa ra với mục đích làm giảm những rủi ro cho các khoản vay bất động sản. Tình từ tháng 10/2007 cho tới giữa tháng 3/2008, thị trường đã chứng kiến sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư Dow Jones và Bear Stearns đã giảm 2.000 điểm.
Nhiều ngân hàng đã liên tiếp tới bờ phá sản
Đến tháng 9/2008, trong vòng 10 ngày những ngân hàng Freddie Mac, Fannie Mae đã liên tiếp tiến tới bờ phá sản. Sau 10 ngày Washington Mutual đã tạo nên một vụ phá sản ngân hàng đình đám với tổng thiệt hại đến 307 tỷ đôla.
Khủng hoảng tài chính đã bùng phát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu. Do vậy, sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ
Hiệu ứng dây chuyền đã xảy ra trên khắp Thế giới
FED đã quyết định dùng tới 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu những Ngân hàng Mỹ. Hệ thống ngân hàng của Iceland đã bị nhấn chìm bởi cơn bão khủng hoảng tài chính cho vay BĐS dưới chuẩn tràn lan.
Tại châu Á, nền kinh tế của Hàn Quốc cũng đã báo động đỏ khi đồng won đã mất giá hơn 40% kể từ đầu năm. Tương tự, ở Nga giá dầu cũng đã sụt giảm mạnh kéo theo đó là nhu cầu xây dựng đi xuống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai mặt hàng xuất khẩu.
Hiệu ứng dây chuyền đã xảy ra trên khắp Thế giới
Lãnh đạo kinh tế châu Âu và mỹ chưa hết khốn đốn thì vào giữa tháng 12 vụ lừa đảo bởi Bernard Madoff đã bị phanh phui. Tuy nhiên, lợi dụng ảnh hưởng từ Madoff, quỹ đầu tư Madoff được theo mô hình Ponzi đã thu hút lên tới 50 tỷ đô từ những nhà đầu tư.
Bài học sâu sắc từ đại suy thoái kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ 21
Cuối năm 2009, sau nhiều động thái, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tuyên bố EU trừ Tây Ban Nha và Hy Lạp đã thoát khỏi cuộc suy thoái. Với kết quả như vậy, cụm từ ám ảnh của những nhà quản lý laanc chuyên gia kinh tế suốt vài năm đã không thành sự thật chính là suy thoái kép.
Các năm khủng hoảng, người ta đã chứng kiến được một nước Mỹ với nhiều cuộc chơi tài chính rủi ro, thậm chí là lấn át cả kinh tế thực. Theo như Olivier Blanchard cho biết, mặc dù đã qua được giai đoạn tồi tệ nhất nhưng trên Thế giới vẫn phải cần ít nhất là 10 năm mới có thể phục hồi.
Tại nước Mỹ, sau 5 năm của cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Chưa hết, tại đây đã mất hơn 8 triệu người không có việc làm, tương đương với 2,5 triệu doanh nghiệp bị phá sản. Đồng thời, có đến 4 triệu ngôi nhà đã bị thu hồi trong vòng 2 năm.
Tại châu Âu, sau khi tuyên bố đã thoát khỏi cuộc suy thoái thì lại bị sa lầy vào cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang đến năm thứ 5.
Tại sao ảnh hưởng của đại suy thoái tiếp diễn cho tới ngày nay?
Cuộc khủng hoảng tài chính lùi xa hơn 1 thập kỷ. Nhưng hậu quả của nó vẫn còn tồn tại cho đến nay. Những nhà quản lý cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu đã được cải thiện nhiều hơn so với năm 2008.
Mặt khác, vẫn còn có một số lo ngại rằng hình thái khủng hoảng kinh tế vẫn có thể tái xuất hiện được nữa không? Câu trả lời rất đơn giản là có. Tất cả khả năng đều có thể xảy ra được.
Theo: Người Thành Công
4.8/5 (120 votes)