Tiểu sử Tạ Quang Bửu: Người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật Việt Nam
21/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Tạ Quang Bửu là một nhà khoa học đã đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật Việt Nam. Thời còn trẻ, ông đã từng học ở trường Đại học Oxford, có bằng toán học cao cấp của nước Pháp.
Vậy ông đã có những cống hiến gì cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật Việt? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây, mời quý độc giả hãy cùng khám phá nhé!
Tiểu sử Tạ Quang Bửu
Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/7/1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà giáo.
Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/7/1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Năm 1917, tại Quảng Nam có tổ chức một kỳ thu về chữ Hán ngữ - Văn hóa Việt – Toán cho các em học sinh lên bảy. Ông đã đỗ kỳ thi này và cũng trở nên nổi tiếng từ đó vì học tập xuất sắc.
Đến năm 1922, ông thi đỗ vào trường Quốc học Huế xếp thứ 11, sau đó, ông Bửu đã ra Hà Nội học trường Bưởi. Năm 1929, ông nhận được học bổng sang Pháp du học sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán.
Vào năm 1930, ông thi đỗ vào trường Trường Centrale Paris, trong giai đoạn từ 1930 – 1934, ông học Toán ở các trường ĐH Paris, Bordeaux và Oxford.
Tạ Quang Bửu đã cống hiến những gì trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật Việt?
Năm 1934, Tạ Quang Bửu trở về nước và đi dạy Toán, tiếng Anh tại trường tư. Ngoài ra, ông còn dạy cả Lý, Hóa và các môn khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu nhà trường đưa ra.
Năm 1954, ông đại diện cho Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định Genève(đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào)
Bên cạnh đó, ông chơi thể thao rất tốt, truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho học sinh như: Tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, đánh bóng bàn theo kiểu Barma,...
Từ 1942 – 1945: Ông Bửu là Vụ trưởng Vụ nghiên cứu điện nước Trung kỳ. Đến tháng 4/1943, ông tham gia đàm phán tại Đà Lạt.
Tháng 8/1945, ông ra Hà Nội tham gia cách mạng cùng luật sư Phan Anh. Sau đó, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách giao thiệp với Anh, Mỹ trong chính phủ lâm thời.
Từ tháng 11/1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa giảng dạy Vật lý tại trường ĐH Hà Nội, vừa tham gia công việc của Chính phủ. Tạ Quang Bửu được Quốc hội cử giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ tháng 3/1946.
Đến tháng 6, ông tham gia đoàn đàm phán ở Fontainebleau. Đến những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao cho nhiệm vụ vận chuyển cơ sở vật chất, kỹ thuật quân sự lên chiến khu.
Trong giai đoạn từ năm 1947 – 1976, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao, Ủy viên Quân sự ủy viên hội,... cùng nhiều cương vị khác.
Với nhiều công lao vào cống hiến của mình, ông được Quốc hội, Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân huy chương.
Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu nên vị giáo sư này đã qua đời vào ngày 21/8/1986 tại Bệnh Hữu nghị Việt – Xô.
Những hoạt động trong Chính phủ kháng chiến, giáo dục và nghiên cứu của ông Bửu
Ông Tạ Quang Bửu có những hoạt động gì trong Chính phủ kháng chiến, giáo dục và nghiên cứu? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé!
Giáo sư Tạ Quang Bửu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 7/1947
1945 - 1954: Hoạt động trong Chính phủ kháng chiến
Ông Tạ Quang Bửu tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội vào tháng 8/1945. Từ 9/1945 – 1/1946, ông đảm nhận chức vụ Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời của nước ta.
Đến năm 1946, ông Bửu tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, Hội nghị Fontainebleau để đàm phán với Pháp. Đồng thời, ông cũng nhân đó để sang Zurich tham dự lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hội các nhà khoa học tự nhiên Thụy Sĩ vào tháng 7.
Giáo sư Tạ Quang Bửu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 7/1947. Sau đó, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, chỉ đạo và biên soạn cuốn sách “Bắn máy bay bằng súng trường tập trung” được phổ biến khắp nơi làm cho máy bay Pháp trên vùng trời Việt Nam phải dè chừng.
Đến tháng 8/1948, ông Bửu là Ủy viên của Hội đồng Quốc phòng Tối cao được thành lập, sau đó là chức vụ Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương.
Dù đảm đương nhiều chức vụ khác nhau nhưng ông Bửu vẫn dành thời gian của mình để truyền thụ kiến thức thế hệ học trò.
Năm 1954, ông dự Hội nghị Geneva về nước ta trên cương vị là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là người đại diện cho Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định Genève(đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào).
Sau 1954: Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu
Sau khi miền Bắc hòa bình, Tạ Quang Bửu chuyển sang công tác khoa học giáo dục và giữ chức vụ Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà nội(1956 – 1961), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước(1958 – 1965) kiêm Tổng Thư ký.
Dù đảm đương nhiều chức vụ khác nhau nhưng ông Bửu vẫn dành thời gian của mình để truyền thụ kiến thức thế hệ học trò
Ngoài ra, ông còn là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều cơ bản, hiện đại và sát hợp với điều kiện của Việt Nam nhất.
Hệ thống ban thư ký các bộ môn, ngành đào tạo theo sự chỉ đạo của ông được thành lập để cải tiến chương trình đào tạo. Đồng thời, các cán bộ có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ cao được tập hợp để biên soạn lại giáo trình.
Năm 1966, ông Bửu đề xuất với Chính phủ cho phép thành lập Phân hiệu II ĐH Bách khoa với quy chế riêng, được Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp trực tiếp chỉ đạo về chương trình, nội dung.
Bên cạnh đó, ông vẫn hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự. Tạ Quang Bửu đã trực tiếp chỉ đạo tổ nghiên cứu thiết kế và chế tạo khí tài phá thủy lôi để chống lại MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường.
Trên đây là những thông tin về tiểu sử, cuộc đời của giáo sư Tạ Quang Bửu. Quý độc giả đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi thường xuyên để cập nhiều nhiều bài viết hữu ích về tiểu sử của các nhà khoa học khác nhé!
4.8/5 (96 votes)