Tiểu sử Nguyễn Văn Linh: Một nhà chính trị gia cao cấp của nước nhà
27/09/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà chính trị cao cấp của Việt Nam. Ông là người từng giữ chức vụ Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về tiểu sử, xuất thân của đồng chí, mời quý bạn cùng hệ thống tìm hiểu qua bài viết chia sẻ dưới đây.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Nguyễn Văn Linh
Nguyễn Văn Linh(tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01/07/1915 tại Hưng Yên và mất ngày 27/04/1998. Quê hương ông thuộc xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà chính trị cao cấp của Việt Nam
Đồng chí được quý đọc giả biết đến là một nhà chính trị cao cấp của nước nhà. Ông được coi là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người có công lao to lớn trong việc mở đường lối cho công cuộc đổi mới nền kinh tế thoát khỏi chiến tranh loạn lạc.
Khi còn nhỏ tuổi, đồng chí đã có ý định giác ngộ tư tưởng cách mạng và tham gia vào hoạt động học sinh do Việt Nam cách mạng thanh niên lãnh đạo. Với sự cống hiến to lớn của mình, tên của ông đã được dùng để đặt tên cho các con phố và nhiều trường học tại Việt Nam.
Quá trình công tác của ông
Trong suốt quá trình tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã đảm nhận được nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, cụ thể như sau:
Ông là người luôn tận tâm tận lực để giúp đất nước Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ nhất
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
1929 – 1939 |
Đồng chí tham gia theo học tại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến ngày 01/05/1930, ông bị địch bắt kết án tù chung thân khi rải truyền đơn chống đế quốc và đày đi Côn Đảo. Đến năm 1936, vì thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, ông đã được trả tự do và kết nạp vào ĐCSVN rồi tham gia hoạt động công nhân lao động tại Hà Nội và Hải Phòng. Từ đó, ông đã xây dựng xây dựng cơ sở đảng và thành lập nhiều chi bộ Thành uỷ lâm thời Hải Phòng. Đến năm 1939, Ông được Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. |
1941 - 1960 |
Đồng chí bị địch bắt ở Vinh và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945, ông được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây rồi trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định. Vào năm 1947, ông được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ, tham gia Thường vụ Xứ uỷ Nam và giữ chức Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu vào Ban Chấp hành TWĐ và làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. |
1976 – 12/1981 |
Đồng chí Linh là Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Linh được bầu vào ban chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị và được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của TW, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Sau đó, ông đã được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam. Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh. |
03/1982 – 12/1986 |
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nguyễn Văn Linh được bầu lại vào Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị và làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 06/1986, ông được phân công Thường trực Ban Bí thư và Trung ương Đảng. |
1987 – 06/1987 |
Đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đại biểu Quốc hội khoá VIII. |
06/1991 – 27/04/1998 |
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành TW. Đến ngày 27/4/1998, đồng chí đã từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
Có thể nói, ông là người luôn tận tâm tận lực để giúp đất nước Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Nhờ vào đó, ông đã được nhà nước trao Huân chương sao vàng cao quý và nhiều giải thưởng to lớn khác.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Nguyễn Văn Linh. Hy vọng bạn sẽ cập nhật thêm được nhiều kiến thức bổ ích và hấp dẫn.
Theo tulieuvankien.dangcongsan.vn và nguoinoitieng.tv
4.8/5 (33 votes)