Tiểu sử Lê Văn Thiêm: Giáo sư, tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam

calendar 17/08/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học mang tầm cỡ quốc tế, người có công đầu xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam.

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp của vị giáo sư tài ba này. Hãy cùng chuyên trang khám phá bạn nhé!

Tiểu sử Lê Văn Thiêm

Lê Văn Thiêm sinh ngày 29/3/1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Dòng họ ông đều có truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Lê Văn Thiêm sinh ngày 29/3/1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Năm 1930, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ. Phát huy truyền thống của gia đình mình, ông đã vào Quy Nhơn để nương tựa người anh cả Lê Văn Kỷ đang làm việc ở đó, theo học tại trường Collège de Quy Nhon.

Ông là vị giáo sư có công trình toán học trình độ quốc tế

Từ đời nhà Lê, Đại thành toán pháp đã được biên soạn bởi Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp được Vũ Hữu viết nhằm hệ thống hóa những thành tựu số học, hình học của phương Đông thời đó.

Lê Văn Thiêm(ở giữa) là người Việt đầu tiên được mời làm giáo sư toán học, cơ học tại ĐH Zurich(Thụy Sĩ) năm 1949

Tuy nhiên, suốt mấy trăm năm sau vì không được tiếp xúc với những thành tựu toán học tiên tiến của các nước phương Tây nên kiến thức toán học vẫn còn sơ sài.

Đến Lê Văn Thiêm, nước ta mới thực sự có nhà toán học là người có công trình nghiên cứu đạt trình độ quốc tế. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ A ở Đức năm 1944 và luận án tiến sĩ quốc gia về toán ở Pháp(1948) thành công.

Đồng thời, Lê Văn Thiêm cũng là người Việt đầu tiên được mời làm giáo sư toán học, cơ học tại ĐH Zurich(Thụy Sĩ) năm 1949.

Là Viện trường đầu tiên của Viện Toán học, năm 1970, Viện chỉ có 1 giáo sư, 3 tiến sĩ và 12 cử nhân khi mới thành lập. Ngày nay, Viện đã có khoảng 83 nhà toán học sau 40 năm phát triển, trong đó có 17 giáo sư và 15 phó giáo sư.

Đội ngũ này đã công bố khoảng 2.000 công trình, một số khá lớn được đăng trên các tạp chí toán học quốc tế hàng đầu, biên soạn nhiều sách chuyên khảo.

Từ chối lời mời sang Mỹ làm việc, Lê Văn Thiêm trở về nước tham gia kháng chiến

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ quốc gia tại Paris thành công, Lê Văn Thiêm sang Thụy Sĩ giảng dạy tại ĐH Zurich. Tuy có học vị cao, điều kiện để phát huy tài năng ở phương Tây, nhưng ông vẫn nhẹ nhàng từ bỏ tất cả để trở về Tổ quốc.

Giáo sư Lê Văn Thiêm mất ngày 3/7/1991 tại thành phố Hồ Chí Minh

Cuối năm 1949, sau mấy tháng dành dụm số tiền qua dạy học, sau khi từ chối lời mời sang Mỹ làm việc với mức lương hậu hĩnh, Lê Văn Thiêm mua vé máy bay từ Paris đến Bangkok.

Sau đó, từ Thái Lan, ông đi bộ xuyên rừng qua đất nước Campuchia đang bị chiếm đóng bởi quân Pháp đến bưng biền Nam Bộ. Tại đây, Lê Văn Thiêm được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 22/1/1950, để chuẩn bị cán bộ cho nền đại học cách mạng ở Việt nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã gửi công văn cho Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong đó có một đoạn viết:

“Chúng tôi nhận thấy nếu ông Lê Văn Thiêm ra miền Bắc được sẽ giúp ích rất nhiều cho Bộ Giáo dục. Vì thế, chúng tôi trân trọng đề nghị Phó Thủ tướng quyết định điều động ông Thiêm ra Bắc”.

Thế là, nhà toán học trẻ tuổi đi họ dọc theo chiều dài đất nước, nhiều đoạn phải vượt núi cheo leo dễ bị hổ vồ hoặc địch phục kích để ra Tuyên Quang kịp dự buổi lễ khai giảng Trường Khoa học cơ bản giữa rừng xanh Chiêm Hóa của nước Việt Nam kháng chiến.

Trong giai đoạn từ 1951 – 1954, Giáo sư Lê Văn Thiêm giữ chức Hiệu trưởng Trường Khoa học cơ bản và Trường Sư phạm cao cấp tại Khu Học xá trung ương ở ngoại thành Nam Ninh(Trung Quốc).

Sau ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng, ông làm Giám đốc Trường ĐH Khoa học, rồi Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tổng hợp. Ngoài ra, ông còn là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học nước ta.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về Lê Văn Thiêm – tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam. Để theo dõi nhiều bài viết hữu ích về các nhà khoa học khác, đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang bạn nhé!

4.9/5 (87 votes)

26 04/24

Tiểu sử Nguyễn Lân Hiếu: Phó giáo sư và tiến sĩ y khoa tại Việt Nam

Nguyễn Lân Hiếu được biết đến là bác sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ y khoa nổi tiếng tại nước Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng là chính trị gia nổi tiếng ở nước nhà.

24 04/24

Tiểu sử Nguyễn Viết Tiến: Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa tại Việt Nam

Nguyễn Viết Tiến là một vị giáo sư, tiến sĩ Y khoa nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông nguyên là Ủy viên Ban Cán sự Đảng kiêm Thứ Trưởng Bộ Y tế.

22 04/24

Tiểu sử Trần Hữu Dũng: Giáo sư kinh tế học gốc Việt tại Dayton, Ohio, Mỹ

Trần Hữu Dũng được biết đến là một giáo sư kinh tế học gốc Việt của trường Đại học Wright State ở Mỹ. Ông là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

20 04/24

Tiểu sử Nguyễn Trọng Nhân: Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của Việt Nam

Nguyễn Trọng Nhân được biết đến là bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông là người được nhân danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Anh hùng Lao động.

18 04/24

Tiểu sử Nguyễn Đình Tứ: Nhà vật lý hạt nhân tại Việt Nam

Nguyễn Đình Tứ là một trong những nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng tại nước nhà. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nhà lãnh đạo nền khoa học Việt Nam.

16 04/24

Tiểu sử giáo sư Trần Văn Khê: Nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam

Trần Văn Khê được coi là nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam. Cuộc đời của ông đã viết lên những trang sử vàng cho nền âm nhạc nước ta.

14 04/24

Tìm hiểu tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu được mệnh danh là giáo sư nổi tiếng tại Việt Nam. Ông là người giành được huy chương Fields của đất nước ta.

12 04/24

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà kinh tế học Adam Smith

Adam Smith là nhà kinh tế học và triết học nổi tiếng trên thế giới. Ông được quý độc giả biết đến qua tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc của các của cải quốc gia.

10 04/24

Tiểu sử về tác giả Lê Hữu Trác: Bậc thiên tài kiệt xuất của nền y học Việt Nam

Lê Hữu Trác là một bậc thiên tài kiệt xuất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Không những thế, ông còn là bậc danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc.

08 04/24

Tiểu sử Nikola Tesla: Cha đẻ của dòng điện xoay chiều và những sáng chế không tưởng với nhân loại

Thiên tài khoa học Nikola Tesla được đông đảo mọi người biết đến là một trong những nhà phát minh người Mỹ gốc Sebria vĩ đại nhất của lịch sử loài người.

06 04/24

Tiểu sử Henri Poincaré: Con quỷ toán học làm thay đổi Thế Giới - 51 lần được đề cử giải Nobel Vật Lý

Henri Poincaré là một nhà toán học nổi tiếng người Pháp. Từng 51 lần được đề cử giải Nobel Vật lý. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều cống hiến khoa học quan trọng.

04 04/24

Tiểu sử Plato: Một trong ba nhà triết học vĩ đại thời Hy Lạp - Người thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Plato là một trong ba trụ cột triết học vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại. Ông là học trò của Socrates và thầy Aristotle, đã đặt cơ sở cho nền văn minh Tây Phương.

02 04/24

Tiểu sử Leonhard Euler: Thiên tài toán học mù lòa và kho tàng nghiên cứu lớn nhất lịch sử

Leonhard Euler được biết đến là một thiên tài toán học với nhiều công trình quan trọng. Ngoài ra, ông còn là người viết nhiều ấn phẩm khoa học nhất trong lịch sử.

31 03/24

Tiểu sử Phạm Thái Bình: Nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Đại học Giao Thông Vận Tải

Phạm Thái Bình là gương mặt trẻ tiêu biểu có nhiều đóng góp nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực kỹ thuật địa chất được đăng tải trên các bài báo học thuật nổi tiếng thế giới.

29 03/24

Tiểu sử Max Planck: Nhà khoa học khai sáng thuyết lượng tử trong vật lý

Max Planck là một nhà vật lý với nhiều đóng góp trong khoa học, người khai sáng thuyết lượng tử đặt nền móng cho những thành tựu công nghệ hiện đại ngày nay.

27 03/24

Tiểu sử Ludwig Boltzmann: Nhà khoa học bắc cầu cho vật lý hiện đại

Ludwig Boltzmann là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ XIX. Đặc biệt nổi tiếng nhất là lý thuyết giải thích thống kê của ông về định luật thứ hai của nhiệt động lực học.