Quyền lập pháp là gì? Do ai tạo ra? Một số quy định của pháp luật về quyền lập pháp tại Việt Nam
14/03/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Việt Nam là một nước có ba nhánh quyền lực đối trọng, kiểm soát nhau là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về các quyền này ở nước ta.
Vậy quyền lập pháp là gì? Có những quy định nào? Ngay sau đây, cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này cũng như phân biệt rõ sự khác nhau giữa lập hiến và quyền lập pháp.
Quyền lập pháp là một trong ba chức năng của nhà nước, cùng với quyền hành pháp và quyền tư pháp để hợp thành quyền lực của nhà nước.
Quyền lực nhà nước được phân thành từ ba quyền trong đó có quyền lập pháp
Quyền lực nhà nước được phân thành từ ba quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân tách quyền lực nhà nước thành ba quyền trên bắt nguồn từ học thuyết tam quyền phân lập, cha đẻ của nó chính là John Locke.
Theo Khoản 1 Điều 70 Hiến pháp(2013) quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ và quyền hạn “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật”.
Như vậy, quyền lập pháp sẽ thuộc về Quốc hội và Quốc hội có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác thay mặt cho mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội.
Theo Điều 83 Hiến pháp(1992), quy định một cách chung các chức năng của Quốc hội, khi đề cập về chức năng hàng đầu của Quốc hội là chức năng lập pháp, đã viết như sau: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”.
Quốc hội là cơ quan có quyền tiến hành lập pháp
Nhưng khi quy định cụ thể, bao giờ cũng phân biệt lập hiến là quyển năng riêng biệt không nhầm lẫn với quyền lập pháp chỉ bao gồm “làm luật và sửa đổi luật”.
Xét theo hiệu lực pháp lý, hiến pháp và luật, tuy tất cả đều được Quốc hội thông qua nhưng có hiệu lực pháp lý khác nhau. Chính vì vậy, không được đánh đồng lập pháp với lập hiến với nhau, luôn luôn phải có sự phân biệt như hai quyền năng khác nhau.
Căn cứ vào luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020(có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).
Nhìn chung quy trình lập pháp ở nước ta gồm 2 bước: Lập, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chuẩn bị, xem xét, thông qua các dự án luật. Chính phủ sẽ tiến hành đề xuất xây dựng chương trình pháp luật, phân tích chính sách và soạn thảo luật.
Lập pháp tạo ra những đạo luật điều chỉnh các mối quan hệ trong cuộc sống theo đường lối và quan điểm của Đảng,
Nhờ đó, giúp đảm bảo định hướng XHCN, dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn của Việt Nam, có nghiên cứu tham khảo chọn lọc kinh nghiệm từ nước ngoài, nhưng không chép lại rập khuôn.
Sau đây cùng chuyên trang đi so sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp có một số điểm khác biệt, cụ thể:
Có sự khác nhau giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến
- Về chủ thể:
+ Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành nhiều quy phạm luật được thực hiện bằng hoạt động quyết định về luật của Quốc hội và Ủy quyền của Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh.
+ Trong khi đó lập pháp, theo Luật Hiến pháp, quyền lập hiến thuộc về Quốc hội. Hiến pháp là một đạo luật tối cao của nhà nước, nó thể hiện cho đa số ý chí người dân, như vậy chủ thể của quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
- Về quy trình ban hành:
+ Sản phẩm của lập hiến là Hiến pháp còn lập pháp là các đạo luật. Có thể chia quy trình lập hiến làm các giai đoạn chủ yếu như sau: Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Soạn thảo dự án luật. Thẩm tra dự án luật. Xem xét, thông qua luật. Công bố luật.
+ Hoạt động lập pháp gồm các giai đoạn mang tính liên tục, kế tiếp nhau. Từ tìm kiếm, phát hiện quan hệ xã hội đến việc soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thảo luận, tiếp thu và thông qua dự án luật, công bố luật theo trình tự, thủ tục đã được xác định.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về một số quy định của pháp luật về quyền lập pháp tại Việt Nam. Nếu có vướng mắc gì, bạn đừng quên liên hệ với chúng tôi để nhận được câu trả lời sớm nhất.
Theo: luatminhkhue.vn
4.9/5 (87 votes)