Tiểu sử Lê Hồng Phong: Nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam
27/09/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Lê Hồng Phong là một nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam. Ông là người từng giữ chức vụ Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử, thân thế cũng như sự nghiệp cách mạng của đồng chí.
Tiểu sử, thân thế của đồng chí Lê Hồng Phong
Lê Hồng Phong sinh ngày 06/09/1902 tại Nghệ An và mất ngày 06/09/1942. Quê hương ông thuộc xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Chính vì thế mà từ nhỏ cuộc sống của đồng chí đã bấp bênh và gặp rất nhiều khó khăn, sóng gió.
Lê Hồng Phong là một nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam
Đồng chí được quý độc giả biết đến là một nhà cách mạng nổi tiếng và xuất sắc tại Việt Nam. Khoảng thời gian từ 1935 – 1936, ông là người từng giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.
Mặc dù mồ côi cha từ nhỏ nhưng nhờ sự tần tảo nuôi nấng của người mẹ, ông vẫn được theo học chữ Hán tại làng và thầy dạy học đã cải tên ông thành Lê Văn Duyện.
Sau đó, đông chí đã được cho đi học thêm tiếng Pháp khoảng 2 năm. Đến năm 16 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình quá ngặt nghèo nên ông quyết định đổi tên thành Lê Huy Doãn và xin đi làm công cho một hãng buôn ở Vinh để kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho gia đình.
Một thời gian sau, đồng chí đã chuyển sang làm công nhân tại nhà máy diêm Bến Thủy. Tuy nhiên vì vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột nên ông đã bị đuổi việc. Từ đó, đồng chí bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp.
Sự nghiệp cách mạng của ông
Vào tháng 04/1924, ông đã cùng với Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã để tổ chức cách mạng. Đến năm 1925, đồng chí được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách.
Vào tháng 04/1924, ông đã cùng với Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã để tổ chức cách mạng
Sau đó, ông đã được vào học trường võ rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Có thể thấy, khi cách mạng bước vào thoái trào, ông đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng.
Vào cuối năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường đại học Phương Đông, ông Lê Hồng Phong đã tìm đường về nước.
Lúc này ông đã có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các tổ chức rồi đưa phong trào cách mạng tiến lên. Khi đến với vùng biên giới Việt – Trung, ông đã chắp nối liên lạc với Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn thụ, Lương Văn Chi,.… và tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng.
Tháng 03/1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu làm Tổng Bí thư và dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Khoảng thời gian đó, ông đã được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.
Cho đến ngày 22/06/1939, đồng chí bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn kết án 6 tháng tù và lần thứ hai bị bắt, ông đã bị đày đi Côn Đảo. Lúc ở trong tù tại Côn Đảo, đồng chí đã ra đi vào đúng ngày sinh lần thứ 41.
Nói tóm lại, đồng chí là người lãnh đạo xuất sắc của nước nhà, ông đã có công đóng góp lớn lao trong sự nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Kết luận
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung thông tin về tiểu sử, thân thế và quá trình công tác của đồng chí Lê Hồng Phong. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn và có thêm nhiều kiến thức sâu rộng về những vị lãnh đạo tài giỏi này.
Theo thuvienlichsu.com và tulieuvankien.dangcongsan.vn
4.9/5 (43 votes)