Tiểu sử Bùi Thị Xuân: Đô đốc của vương triều Tây Sơn
11/11/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Bùi Thị Xuân là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, chính thất của Thái phó Trần Quang Diệu.
Bài viết hôm nay, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn thông tin về tiểu sử cũng như sự nghiệp của vị lãnh tụ tài giỏi này.
Tiểu sử, thân thế của bà Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân sinh năm 1952 và mất năm 1802. Bà là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình nay thuộc thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây sơ, tỉnh Bình Định.
Bùi Thị Xuân là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam
Vốn sinh trưởng trong một gia đình khá giả, bà đã sớm được học văn và học võ. Năm 12 tuổi, bà đã đến trường học chữ. Bị đùa cợt, bà đã thẹn thùng vung quyền đánh vào mặt hai người sanh rồi trở về nhà.
Đến năm 16 tuổi, Bùi Thị Xuân đã theo nghĩa quân Tây Sơn xã thân vì nghiệp lớn chống lại cường hào, địa chủ. Nhận thấy được tài năng và đức độ của mình, Nguyễn Huệ đã phong bà làm tướng thống soái đội nữ binh năm ngàn người.
Không những thế, Bùi Thị Xuân còn là người chỉ huy đội chiến tượng của Tây Sơn. Dưới ngọn cờ của phong trào Tây Sơn và Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, bà đã luôn thể hiện rõ sự tinh thông võ nghệ sự can đảm cùng chồng ra trận lập nhiều công lớn.
Dưới thời Cảnh Thịnh, vua Cảnh Thịnh đã cử bà Bùi Thị Xuân vào dẹp loạn. Đến khi vào Quảng Nam, bà đã cho chỉnh đốn lại bộ máy quan lại, thu phục nhân tâm, đốc thúc dân binh phòng thủ thành phủ, chăm lo sức dân, tự mình đi thị sát để tìm hiểu dân tình.
Bằng sự quyết đoán táo bạo, bà đã cho cách chức bọn quan lại thối nát, mở đường cho dân lầm đường trở về cuộc sống lương thiện và trừng trị những ai cố tình gây rối.
Con đường sự nghiệp của bà
Năm 1798, Bùi Thị Xuân được giao nhiệm vụ quản lý tân binh. Sau khoảng thời gian tập luyện đội quân áo đỏ do bà quản lý ngày càng đông và nổi tiếng là đội quân tinh nhuệ, gan dạ.
Năm 1798, Bùi Thị Xuân được giao nhiệm vụ quản lý tân binh
Đến tháng 06/1801, bà Bùi Thị Xuân nhận lệnh đem quân hai ngàn quân hành quân thần tốc vào Quảng Nam. Với tài quân cầm quân của mình, bà đã đốc thúc quân lính vây thành, làm quân địch không kịp cản trở tay.
Tháng 09/1801, Bùi Thị Xuân đã đem quân về Thuận An sau khi nghe tin thành Phú Xuân thất thủ. Tại Quảng BÌnh, bà đã chỉ huy năm ngàn quân tiến đánh ở thành Trấn Ninh.
Sau khi vua muốn rút lui, bà đã cho rằng: “Nay thế trận chưa phân thắng bại, quân sĩ đều một lòng quyết chí, nếu Hoàng thượng lui quân xin chém đầu thần thiếp đã”.
Dưới sự chỉ huy của nữ tướng tài ba Bùi Thị Xuân, quân Tây Sơn đã chiến đấu vô cùng anh dũng nhưng do quá chênh lệch về lực lượng, vua Cảnh Thịnh đã rút lui buộc bà phải rút quân về Nghệ An.
Tháng 02/1802, Bùi Thị Xuân nghe tin đi đón chồng nhưng đến huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thì lại bị giặc phục kích bắt sống. Có thể thấy rằng, Bùi Thị Xuân là người có tấm lòng thương dân, không vì tình riêng và nỗ lực đến giây phút cuối cùng.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình công tác của Bùi Thị Xuân. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích và hấp dẫn.
Theo congdonghobuivietnam.vn và vi.wikipedia.org
4.9/5 (41 votes)