Quy trình đàm phán kinh doanh giúp tối ưu lợi ích của doanh nghiệp
09/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Đàm phán tích hợp có mục đích tối ưu lợi ích của doanh nghiệp và đối tác. Chiến lược đàm phán phù hợp bảo đảm tính hiệu quả của thỏa thuận, tạo thuận lợi cho lần tiếp theo.
Để đạt được thỏa thuận, đàm phán thương lượng trong kinh doanh cần tuân thủ theo đúng 5 bước. Cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết bên dưới bạn nhé!
Bước 1: Khâu chuẩn bị
Doanh nghiệp cần hiểu được rằng khâu chuẩn bị là vô cùng cần thiết và quan trong trọng. Cụ thể là:
Xác định lợi ích
Mục đích của đàm phán, thương lượng là đạt được những thỏa thuận mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp. Bao gồm nhu cầu, mong muốn và những mối quan tâm.
Quy trình đàm phán kinh doanh giúp tối ưu lợi ích của doanh nghiệp
Việc xác định nhu cầu đàm phán giúp doanh nghiệp và đối tác tránh được đàm phán không mục đích và không đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của đôi bên. Cho nên, việc nêu rõ mong muốn của mình trước khi bắt đầu đàm phán là điều cực kỳ cần thiết.
Những giải pháp thay thế
Trong trường hợp cuộc đàm phán bất bại, bạn hãy chuẩn bị những giải pháp thay thế để đáp ứng lợi ích. Trong số đó, nhà đàm phán nên xác định và xếp hạng những giải pháp đâu là cách hiệu quả để thay thế.
Xác định vấn đề
Nhà đàm phán cần xác định các vấn đề mình đang thiếu sót hay không phù hợp để cố gắng giải quyết trong quá trình thương lượng.
Mục tiêu và điểm giới hạn
Nhà đàm phán cần đặt ra mục tiêu trước khi bắt đầu để có thể đánh giá và đo lường hiệu quả thương lượng đàm phán.
Tìm hiểu về đối tác
Ở bước này, có thể thực hiện bằng cách nói chuyện với những người từng đàm phán với đối tác trước đó. Tổ chức cuộc họp sơ bộ nắm bắt được thông tin trước đàm phán. Dù ít hay nhiều thông tin, việc tìm hiểu khách là điều hữu ích cho việc đàm phán.
Bước 2: Xây dựng sự gắn kết với đối tác
Xây dựng sự gắn kết với đối tác
Khi bắt đầu tham gia vào một cuộc đàm phán, bạn cần dành thời gian và nỗ lực cho việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Việc xây dựng gắn kết với khách hàng có liên quan đến việc lấy sự tin tưởng để chia sẻ công khai, chính xác về lợi ích và sự ưu tiên khách hàng.
Một nhà đàm phán giỏi là cân bằng được lợi ích của doanh nghiệp trong khi vẫn quan tâm đến mối quan hệ hợp tác. Cũng như chú ý đến lợi ích của khách hàng, đối tác.
Bước 3: Trao đổi thông tin với nhau
Hai bên đối tác cảm thấy thoải mái chia sẻ thông tin với nhau về lợi ích chung cũng như vấn đề nào đó được đặt lên sự ưu tiên. Việc trao đổi thông bạn, bạn có thể biết được điểm khác biệt và tương đồng của hai bên.
Đàm phán tích hợp hướng đến mục tiêu cả hai bên đều có lợi ích và không bên nào bị mất quyền lợi khi hợp đồng không còn giá trị. Bởi vậy để hợp đồng thành công, đôi bên sẽ cam kết thực hiện, bảo đảm tuân thủ đúng trong thời hạn hợp đồng.
Để khả năng đạt được thỏa thuận cao, nhà đàm phán cần đặt ra các quy tắc cơ bản như tôn trọng và lịch sự với nhau. Khi cuộc đàm phán vẫn tiếp tiệp, đôi bên cần bày tỏ mối quan tâm và ưu tiên đặt biệt của mình.
Trao đổi thông tin với nhau
Mục đích cuối cùng là không phải đạt được những điều khoản kinh tế nhất định mà đáp ứng lợi ích chung cơ bản. Nếu các bên không nêu rõ những kỳ vọng của doanh nghiệp mình là là thế nào, thỏa thuận sau cùng sẽ không đến được kỳ vọng doanh nghiệp mong chờ.
Bước 4: Đưa ra các sự lựa chọn
Để có thể đạt được thỏa thuận thu được lợi ích tối đa, các nhà đàm phán hãy chia mục tiêu của mình thành nhiều gói điều khoản khác nhau. Từ đó, giúp đối tác có thêm nhiều sự chọn lựa và cảm thấy thoải mái hơn.
Bước 5: Đạt thỏa thuận chung
Các nhà đàm phán nên tiến hành đánh giá và đưa ra những phương án. Đánh giá phương án nên được thực hiện bằng cách dùng tiêu chí khách quan mà đôi bên thỏa thuận. Phương án đạt được nhiều tiêu chí nhất là giải pháp tối ưu nhất cho hai bên.
Theo Amber.edu.vn
4.8/5 (82 votes)