Lời tiên tri tự hoàn thành (Pygmalion) là gì? Các cách ứng dụng dụng trong thực tế
21/10/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Pygmalion được đông đảo mọi người biết đến là một nguyên tắc tâm lý phổ biến. Hiệu ứng này thường được ứng dụng rộng rãi trong việc quản lý về con người.
Trong bài viết bên dưới, bạn sẽ biết được về khái niệm cũng như cơ chế hoạt động của hiệu ứng Pygmalion. Cùng chuyên trang đến với những thông tin hữu ích ngay sau đây!
Pygmalion là gì? Ứng dụng ra sao?
Hiệu ứng Pygmalion(Self-fulfilling prophecy) hay còn được biết đến là “lời tiên tri tự hoàn thành” hay “lời tiên tri tự ứng nghiệm”. Nếu muốn một điều gì đó thành hiện thực, bạn có thể vô tình làm cho nó xảy ra thông qua chính hành động của mình.
Pygmalion là gì? Ứng dụng ra sao?
Hiệu ứng Self-fulfilling prophecy lần đầu tiên được biết đến là ở tại trong một lớp học. Sau đó, hiệu ứng này đã được thử nghiệm thành công tại nhiều môi trường khác nhau. Thực tế, thành công của bạn là một lời tiên đoán do chính bản thân tự hoàn thành.
Vào năm 1985, Rosenthal và Jacobsen đã tiến hành thử nghiệm hiệu ứng này và đưa ra kết luận: “Khi chúng ta mong đợi một kết quả nhất định của người khác, chúng ta có thể hành động theo cách lamfcho kết quả mong muốn đó có thể xảy ra”.
Các ứng dụng của hiệu ứng Pygmalion
Ngày nay, hiệu ứng Pygmalion thường được ứng dụng phổ biến rộng rãi tại các nơi như: trường học, tổ chức làm việc, quân đội, phòng xét xử, trại hè, nhà dưỡng lão và các trung tâm tư vấn tâm lý.
Cách thức hoạt động của hiệu ứng Pygmalion
Hiệu ứng Pygmalion hay “lời tiên tri tự hoàn thành” được vận hành từng giai đoạn theo một cơ chế vòng tròn tuần hoàn nhất định:
Hiệu ứng Pygmalion vận hành theo cơ chế hình tròn
- Giai đoạn 1: Niềm tin sẽ ảnh hưởng tới hành động của người khác đối với chúng ta.
- Giai đoạn 2: Hành động của họ sẽ ảnh hưởng và giúp củng cố niềm tin cho bản thân bạn.
- Giai đoạn 3: Niềm tin vào bản thân cũng ảnh hưởng đến hành động của chúng ta đối với người khác.
- Giai đoạn 4: Hành động của chúng ta đối với người khác sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của họ về chúng ta, sau đó lại quay trở về điểm xất phát đầu tiên.
Cơ chế vòng tròn này có khả năng chịu ảnh hưởng ở cả 4 giai đoạn. Tuy nhiên, hiệu ứng này tập trung chủ yếu vào kết quả kỳ vọng và hành động của người khác đối với bạn.
Những lợi thế và bất lợi của hiệu ứng Pygmalion
Cùng đến với bảng chi tiết bên dưới để hiểu thêm về những lợi thế và bất cập của hiệu ứng Pygmalion nhé.
Hiệu ứng Pygmalion |
Chi tiết |
Lợi thế |
Tạo niềm tin và động lực cho trẻ có thể biến chúng thành siêu sao. |
Bất lợi |
Nhiều người thường hay đặt những kỳ vọng ảo tưởng, không thực tế vào một người. |
Mọi người cần phải cẩn thận với những gì mà bản thân chúng ta tin tưởng. Để phát triển giá trị của một con người, bạn cần phải biết rõ sở trường của họ. Nếu không, hiệu ứng Pygmalion sẽ dẫn đến sự thất bại thảm hại của họ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm và cơ chế hoạt động của hiệu ứng Pygmalion. Cảm ơn quý độc giả đã yêu thích và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chuyên trang!
Theo: hoasenphat.com
4.8/5 (98 votes)