Hướng dẫn chi tiết biện pháp cách ly tại nhà cho đối tượng F0
28/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Có khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 là đối tượng F0 ở thể nhẹ, chỉ mệt, ho, sốt nhẹ và tự phục hồi sau 7 – 10 ngày.
20% bệnh nhân còn lại chuyển nặng, thường trong thời gian từ 5 – 8 ngày. Nếu biểu hiện mắc bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước cách ly tại nhà đơn giản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị
Đối với khu vực cách ly, bạn cần chuẩn bị: Phòng riêng, thông thoáng, có cửa sổ và khu vực vệ sinh riêng(không nên dùng điều hòa, chỉ sử dụng quạt trong phòng).
Khi thực hiện cách ly, F0 cần chuẩn bị các thiết bị y tế như: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu
Các vật dụng cơ bản cần chuẩn bị là: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, thùng rác riêng, khẩu trang, găng tay, bát đũa,...
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị các loại thuốc như: Tiêu hóa, hạ sốt, tiêu chảy, dạ dày, chữa đau họng, Oresol, xịt mũi, nước muối súc miệng, Vitamin C, Vitamin D3,...
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các thiết bị y tế là: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu.
Bước 2: Chữa trị
Để chữa trị, chúng ta cần phải biết được các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải. Cụ thể như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bằng những thông tin dưới đây nhé!
Những triệu chứng các F0 có thể gặp phải ban đầu là: Sốt, mệt mỏi, ho khan, đau cơ, chảy nước mũi, đau đầu,...
Một số triệu chứng có thể gặp phải ban đầu
Những triệu chứng các F0 có thể gặp phải ban đầu là:
- Sốt, mệt mỏi, ho khan, đau cơ.
- Chảy nước mũi, đau đầu, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.
- Không nên nằm lâu một tư thế khi bị sốt, bạn có thể nằm nghiêng, nằm sấp hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ/lần.
- Nằm sấp có thể giảm áp lực của phổi cho người nhiễm Covid-19.
- Dùng thuốc hạ sốt cách nhau từ 4 – 6 giờ tùy loại, thuốc sẽ có hiệu quả sau 1 giờ nên bạn tránh nôn nóng dẫn đến uống quá liều lượng, làm ảnh hưởng đến gan.
- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi loại thuốc kê đơn đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với vấn đề ăn uống
Trong vấn đề ăn uống, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
- Uống nhiều nước ấm và Oresol để bù nước.
- Bổ sung sả, tỏi,... vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
- Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu, trái cây, Vitamin C.
- Không nên ăn quá nhiều nhưng không được bỏ bữa, ăn đầy đủ.
- Tập thể dục hàng ngày một cách nhẹ nhàng, đi lại nhiều, hít thở sâu và đều.
Bước 3: Kiểm tra
Để kiểm tra, chúng ta sẽ chia ra nhiều công đoạn nhỏ. Cụ thể như thế nào, mời quý độc giả theo dõi những nội dung sau đây:
Đo thân nhiệt
Có thể dùng Paracetamol nếu sốt trên 38,5 độ C, liều 10 – 15mg/lần, không quá 60mg/ngày cho trẻ em và 2g/ngày đối với người lớn. Lưu ý: Trẻ em không được uống quá 4 lần/ngày.
Đếm mạch
Đặt 3 ngón tay vào vị trí như hình bên dưới, bạn sẽ thấy được mạch đập dưới tay mình, cụ thể:
Đặt 3 ngón tay vào vị trí như hình, bạn sẽ thấy được mạch đập dưới tay mình
- Người lớn mạch bình thường là 60 – 90 lần/phút, bạn nên thông báo đến y tế nếu mạch trên 100 lần hoặc dưới 50 lần trên 1 phút.
- Trẻ mới sinh có mạch bình thường là 100 – 160 lần/phút, từ 0 – 5 tháng tuổi là 90 – 150 lần/phút, 6 – 12 tháng là 80 – 140 lần/phút, 1 – 3 tuổi là 80 – 130 lần/phút, 3 – 5 tuổi là 80 – 120 lần/phút, 6 – 10 tuổi là 70 – 110 lần/phút, 11 – 14 tuổi là 60 – 105 lần/phút, 15 – 20 tuổi là 60 – 100 lần/phút.
Đo nhịp thở
Đầu tiên, bạn hãy nằm thư thái từ 5 – 10 phút, sau đó đến số lần lồng ngực phồng lên, xẹp xuống, cụ thể:
- Người lớn có nhịp thở bình thường là từ 16 – 20 lần/phút. Nếu thấy dưới 15 lần hoặc trên 22 lần, bạn hãy báo y tế.
- Đối với trẻ mới sinh sẽ có nhịp thở là 30 – 50 lần/phút, 0 – 5 tháng 25 – 40 lần/phút, 6 tháng – 5 tuổi là từ 20 – 30 lần/phút, 6 – 10 tuổi là 15 – 30 lần/phút, 11 – 20 tuổi là 12 – 30 lần/phút.
Đo oxy trong máu theo hướng dẫn y tế
Khi đo oxy trong máu, nếu thấy có từ 94% trở lên, bạn nên tiếp tục theo dõi 3 – 4 lần mỗi ngày xem có ổn định không.
Trong trường hợp cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%, bạn hãy liên hệ y tế để được tư vấn, nhập viện. Nếu thấp hơn 90% là biểu hiện của việc Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế và nhanh chóng nhập viện.
Khai báo
Đối với các triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu, bạn nên ghi lại nhật ký hàng ngày. Sau đó hãy cập nhật những thông tin đó qua phần mềm hoặc khai báo trực tiếp cho cán bộ y tế.
Bước 4: Cấp cứu
Những thông tin dưới đây là tổng hợp các biểu hiện của đối tượng F0 mắc Covid-19 cần cấp cứu, bạn hãy lưu lại để củng cố kinh nghiệm cho mình, cụ thể:
F0 nên đi cấp cứu nếu thấy các biểu hiện như: Lượng oxy trong máu thấp hơn 94%, khi vận động thấy đau thắt ngực, khó thở
- Lượng oxy trong máu thấp dưới 94%.
- Nhịp thở nhiều hơn 24 lần/phút.
- Khi vận động thấy đau thắt ngực, khó thở.
- Không thể nói đủ câu muốn biểu đạt.
- Thường xuyên lẫn lộn về địa điểm, thời gian.
- Môi tái nhợt, da xanh.
- Không thể tự đi, ăn uống hay cầm nắm được.
- Đầu ngón tay, ngón chân trở nên lạnh dần.
Những lưu ý đối với người chăm sóc
Đối với người chăm sóc F0, chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trẻ em, người già hay người có bệnh nền nguy hiểm không nên ở cùng với bệnh nhân Covid-19.
- Người chăm sóc phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và gang tay.
- Bỏ rác thải vào thùng riêng, sau đó niêm phong và đem đi xử lý riêng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ.
- Bổ sung thêm các loại Vitamin như: B1, B6, B12, C.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (97 votes)