Giá thành là gì? Tổng hợp 6 phương pháp tính giá thành sản phẩm
02/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Để cung cấp một mặt hàng nào đó ra thị trường, cơ sở sản xuất phải tính được giá thành của phẩm để xác định giá bán. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng với các cách tính khác nhau.
Vậy giá thành là gì? Nó có những phương pháp tính như thế nào? Mời quý độc giả hãy cùng chuyên trang khám phá thông qua những kiến thức được chia sẻ dưới đây nhé!
Giá thành là gì?
Biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về tất cả hao phí, nguyên vật liệu, chi phí lao động trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thành. Nó có thể chia ra làm 2 loại là: Giá thành sản xuất và tiêu thụ.
Biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về tất cả hao phí, nguyên vật liệu, chi phí lao động trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thành
Mọi khoản chi phí phát sinh và chi phí trích trước có liên quan tới khối lượng sản phẩm hay dịch vụ đã hoàn thành sẽ tạo ra chỉ tiêu của giá thàn.
Tổng hợp các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Về cơ bản, tính giá thành sản phẩm có những phương pháp sau đây:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các công ty sản xuất đơn giản, có số lượng mặt hàng ít, với khối lượng lớn, chu kỳ ngắn. Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ, trùng với đối tượng hoạch toán giá thành.
Về cơ bản, tính giá thành sản phẩm có những phương pháp: trực tiếp, loại trừ sản phẩm phụ, tính theo đơn đặt hàng, hệ số, tỷ lệ và phân bước
Ngoài ra, phương pháp này còn được những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng với khối lượng lớn, ít loại sản phẩm áp dụng.
Loại trừ sản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp trong cùng 1 quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu hoạch được sản phẩm phụ, để tính giá trị hàng hóa chính kế toán phải loại trừ giá trị hàng phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.
Giá trị của sản phẩm phụ xác định theo giá có thể dùng được, giá ước tính, kế hoạch hoặc nguyên liệu ban đầu,...
Tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Nó có đặc điểm là tính giá theo từng đơn nên việc tổ chức kế toán chi phí phải cụ thể hóa theo từng đơn đặt hàng.
Đối tượng tập hợp chi phí của phương pháp này là từng đơn đặt hàng, đây cũng là đối tượng tính giá thành, là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ khi bắt đầu thực hiện đến lúc hoàn tất, giao cho khách hàng.
Vào những thời điểm cuối kỳ, các đơn đặt hàng chưa được hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được xem là giá trị của những sản phẩm vì đang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
Hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các công ty có cùng một quá trình sản xuất, cùng dùng 1 nguyên liệu và 1 lượng lao động nhưng thu được nhiều mặt hàng khác nhau, chi phí tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Vì vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính, bạn phải quy đổi chúng về một loại duy nhất. Sản phẩm hệ số 1 sẽ được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Phân xưởng hoặc quy trình công nghệ sẽ là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Còn sản phẩm chính hoàn tất là đối tượng tính giá thành.
Trường hợp nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở cũng cần quy đổi về sản phaamrtieue chuẩn để xác định chi phí sản xuất dang dở cuối kỳ.
Tỷ lệ
Phương pháp tỷ lệ được áp dụng trong các công ty sản xuất nhiều loại hàng hóa có phẩm chất, quy cách khác nhau để giảm bớt khối lượng hạch toán. Dựa vào tỷ lệ chi phí giữa sản xuất thực tế với sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ được tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm mỗi loại.
Phương pháp phân bước
Phân bước thường được áp dụng trong công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo hình thức chế biến liên tục, nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự.
Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty
Bán thành phẩm của công đoạn trước sẽ là đối tượng của công đoạn sau. Loại hình sản xuất này có đặc điểm là luôn có sản phẩm dở dang và nó có thể ở tất cả các công đoạn.
Giá thành sản phẩm có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa của giá thành sản phẩm sẽ được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Là thước đo mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là cơ sở để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Là công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật, tổ chức.
- Giá thành chính là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại hàng hóa.
Theo Luatduonggia.vn
4.8/5 (101 votes)