Chi phí nuôi ô tô hàng tháng - 4 loại bạn cần nắm rõ!

calendar 17/09/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Chi phí nuôi ô tô hàng tháng phải kể đến chi phí nuôi ô tô cố định, linh hoạt, bảo dưỡng sửa chữa, nuôi xe trong vòng một năm đối với từng dòng xe với khoảng tiền từ 3 đến 15 triệu đồng.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện về chi phí nuôi ô tô hàng tháng và đưa ra quyết định sáng suốt cho việc sở hữu “xế cưng” của bạn!

Chi phí nuôi ô tô hàng tháng nhất định bạn phải biết!

Chi phí nuôi ô tô hàng tháng bao gồm phí đăng kiểm, bảo hộ, phí giữ xe hàng tháng,… Các khoản phí đó được cụ thể như sau:

 

Các loại chi phí cần chi trả cho ô tô của mình

Các loại chi phí cần chi trả cho ô tô của mình


Chi phí nuôi ô tô cố định

Nuôi ô tô mang đến nhiều tiện ích cho việc di chuyển, tuy nhiên bên cạnh niềm vui sở hữu "xế cưng", chủ xe cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về các khoản chi phí. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các khoản chi phí cố định khi nuôi ô tô:

-          Phí đăng kiểm: Bắt buộc theo quy định về chất lượng tiêu chuẩn an toàn. Xe dưới 10 chỗ: 340.000 đồng/lần (bao gồm phí đăng kiểm và phí cấp giấy chứng nhận).

-          Lệ phí bảo hộ: Dùng để bảo trì đường bộ. Mức phí: 130.000 đồng/tháng (đối với xe dưới 10 chỗ).

-          Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Bắt buộc theo quy định. Xe dưới 6 chỗ: 437.000 đồng/năm. Xe từ 6 - 11 chỗ: 794.000 đồng/năm.

-          Phí bảo hiểm vật chất: Không bắt buộc nhưng nên đóng để bảo vệ xe. Khoảng 1,5% giá trị xe. Ví dụ: Xe 500 - 600 triệu đồng, phí bảo hiểm vật chất khoảng 8 - 10 triệu đồng/năm.

-          Phí gửi xe hàng tháng: Phát sinh khi không có chỗ đậu xe tại nhà. Mức phí: 1 - 2 triệu đồng/tháng (tùy địa điểm).

Các khoản chi phí trên có thể thay đổi theo thời gian và quy định của địa phương. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí phát sinh khác như: phí cầu đường, rửa xe, thay nhớt,...

Chi phí nuôi ô tô linh hoạt

Ngoài các khoản chi phí cố định như đăng kiểm, bảo hiểm, lệ phí,... nuôi xe ô tô còn bao gồm các khoản linh hoạt mà bạn cần quan tâm:

Phí xăng/dầu: Tùy thuộc vào loại xe và quãng đường di chuyển, mức tiêu thụ xăng/dầu sẽ khác nhau. Ví dụ: Xe Honda City tiêu thụ 4,8 - 7,5 lít/100km. Nếu chạy 1.500km/tháng, chi phí xăng dao động từ 2,2 - 3,3 triệu đồng (tùy giá xăng).

Để tiết kiệm xăng, bạn nên sử dụng lốp Ecopia của Bridgestone với lực cản lăn thấp, giúp xe sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn.

Phí cầu đường BOT: Khi di chuyển qua trạm BOT, bạn cần mua vé với mức giá khác nhau tùy trạm và loại xe. Loại xe dưới 12 chỗ có giá vé BOT từ 15.000 - 50.000đ/lượt.

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa: Bảo dưỡng định kỳ giúp xe di chuyển an toàn và trơn tru. Mức phí bảo dưỡng dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi lần, tùy loại xe. Chi phí sửa chữa khi xe hỏng có thể cao hơn nhiều, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Bạn nên chọn trung tâm dịch vụ của Bridgestone để được kiểm tra và tư vấn hướng bảo dưỡng, sửa chữa tối ưu.

Phí gửi xe bên ngoài: Phí gửi xe phụ thuộc vào địa điểm: Hàng quán 20.000 đồng/lượt. Lòng đường 25.000 - 40.000 đồng/giờ.Trung tâm thương mại 35.000 đồng/2 giờ đầu, 20.000 đồng/giờ tiếp theo. Chi phí gửi xe bên ngoài trung bình khoảng 500.000 đồng/tháng.

Các khoản chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy vào thực tế sử dụng. Để tiết kiệm chi phí nuôi xe, bạn nên cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án di chuyển phù hợp.

Chi phí nuôi xe ô tô trong 1 năm đối với từng dòng xe

Mức chi phí nuôi xe ô tô 1 năm sẽ phụ thuộc vào phân khúc xe mà bạn lựa chọn. Dưới đây là thông tin chi tiết về chi phí nuôi xe cho các phân khúc phổ biến:

Xe ô tô cỡ nhỏ: Bao gồm các dòng xe như Kia Morning, Hyundai Grand i10, Honda Brio, Honda City, Ford Fiesta, Suzuki Swift, Mazda 2... có giá từ 300 đến 600 triệu đồng. Ước tính chi phí trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng(40 đến 50 triệu đồng/năm).

Xe ô tô phổ thông cỡ vừa: Bao gồm các dòng xe như Honda HR-V, Honda Civic, Toyota Corolla Altis, Ford Focus sedan và hatchback… có giá từ 600 đến 800 triệu đồng.

Mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 8 lít/100km. Chi phí hàng tháng từ 4 đến 5 triệu đồng khi di chuyển quãng đường 1.500km. Chi phí nuôi dòng xe cỡ vừa khoảng 5 đến 7 triệu đồng(tương đương với 50 - 80 triệu đồng/năm).

Xe hạng trung cao cấp: Bao gồm các dòng xe như Toyota Camry, Ford Mondeo, Nissan Teana, Honda CR-V, Honda Accord… có giá từ 800 triệu đồng trở lên. Chi phí nuôi xe khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng(tương đương với 80 đến 100 triệu đồng/năm).

Bằng cách nắm rõ chi phí nuôi xe cho từng phân khúc, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định mua xe phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Những điều cần lưu ý trước khi đi mua ô

Xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng xe để đi lại hàng ngày, gia đình, công việc. Số lượng người thường xuyên sử dụng xe, loại địa hình thường di chuyển.

 

Chi phí để nuôi xe ô tô cỡ nhỏ

Chi phí để nuôi xe ô tô cỡ nhỏ


Lựa chọn phân khúc xe phù hợp từ xe cỡ nhỏ, cỡ vừa, xe SUV, xe sang. Tham khảo đánh giá thông tin các dòng xe tại các bài đánh giá, so sánh xe, các diễn đàn về xe.

Tìm hiểu rõ ràng thị trường các dòng xe muốn mua, so sánh giá bán các đại lý khác nhau để có thể thương lượng được mức giá phù hợp nhất.

Kết luận

Tóm lại, chi phí nuôi ô tô hàng tháng bạn phải chi trả rất nhiều khoản chi phí nuôi ô tô cố định, linh hoạt, bảo dưỡng sửa chữa, nuôi xe trong vòng một năm đối với từng dòng xe.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chi phí nuôi ô tô hàng tháng, để đưa ra quyết định một cách đúng đắn.

Theo Bridgestone.com.vn

4.8/5 (18 votes)

01 04/25

Những điều bạn cần biết khi thay bình ắc quy và pin cho xe đạp điện, xe máy điện

Khi thay bình ắc quy hoặc pin cho xe đạp điện, xe máy điện, bạn cần lưu ý nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn, hiệu suất và tuổi thọ của xe. Dưới đây là những điều quan trọng cần biết khi thực hiện việc thay thế này:

30 03/25

Ô tô điện có những loại nào và cách phân biệt chúng ra sao?

Ô tô điện là một loại phương tiện sử dụng năng lượng điện để vận hành, thay vì sử dụng động cơ đốt trong như xe chạy xăng hoặc dầu diesel. Dựa trên cách thức hoạt động và nguồn năng lượng sử dụng, ô tô điện được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại ô tô điện phổ biến và cách phân biệt chúng :

28 03/25

Xác định thời điểm thay lốp ô tô: An toàn cho mọi hành trình

Xác định thời điểm thay lốp là một trong những việc cần định kỳ làm. Điều này có thể quan sát bằng mắt thường, dựa vào khí hậu, thời tiết, cảm nhận lái.

26 03/25

Khám phá xe đạp điện vnbike v1, chiếc xe quốc dân

Xe đạp điện VNbike V1 là một trong những dòng xe đạp điện phổ biến tại Việt Nam, được ưa chuộng nhờ thiết kế trẻ trung, hiện đại và giá thành phải chăng. Dưới đây là thông tin chi tiết về xe đạp điện VNbike V1.

24 03/25

Hướng dẫn thủ tục đổi biển số xe từ biển số trắng sang biển số vàng chi tiết

Thủ tục đổi biển số xe từ biển số trắng (biển số cá nhân) sang biển số vàng (biển số kinh doanh) tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện

22 03/25

Ô tô đạt mốc 20.000km: Những bộ phận cần bảo dưỡng ngay

Ô tô đạt mốc 20.000km khiến các động cơ bị bào mòn. Bên cạnh đó do môi trường di chuyển nhiều bụi bẩn còn dễ gây nên những tắc nghẽn, hỏng hóc thiết bị.

20 03/25

Lái ô tô dưới mưa: Nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn

Lái xe ô tô dưới mưa làm cho tài xế bị che tầm nhìn, dễ mất kiểm soát. Các vũng nước lớn còn khiến cho khả năng hoạt động của hệ thống an toàn giảm.

18 03/25

Bỏ ngay 4 thói quen xấu khi điều khiển xe số tự động

Xe số tự động nếu không điều khiển đúng cách sẽ rất dễ xảy ra nguy hiểm. Học cách lái xe an toàn giúp việc di chuyển của mình và các phương tiện khác đều thuận lợi.

16 03/25

Điểm danh 3 cách xử lý khi vô lăng bị khóa cứng

Cách xử lý khi vô lăng bị khóa cứng trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó, chủ phương tiện hãy tìm vị trí an toàn để đỗ xe và mở khóa bánh lái.

14 03/25

Mẹo hạ nhiệt ô tô nhanh chóng, hiệu quả tài xế nào cũng nên biết

Mẹo hạ nhiệt ô tô bằng một số phương thức đơn giản, hiệu quả tài xế nào cũng nên biết. Bao gồm như đóng - mở cửa xe liên tục, giảm độ C của vô lăng, cần số,...

12 03/25

4 loại dung dịch cần kiểm tra - An toàn trên mọi hành trình của xe hơi

Dung dịch cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi giúp đảm bảo an toàn cho tài xế và phương tiện. Bao gồm dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính, nhớt máy động cơ.

10 03/25

Nguy cơ tiềm ẩn khi xe điện ngập nước bạn nên biết

Xe điện ngập nước sẽ không xảy ra hậu quả tức thời ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này vẫn sẽ ảnh hưởng tới một số bộ phận, gây hư hỏng, sự cố.

08 03/25

Hướng dẫn đánh lái ra khỏi chỗ đỗ xe dễ dàng, nhanh chóng

Đánh lái ra khỏi đỗ xe trở thành kỹ năng bất kỳ tài xế nào đều phải thực hành nhiều lần. Việc này giúp thao tác thành thạo, tránh va quẹt, đâm đụng,...

06 03/25

Bí kíp khắc phục lỗi động cơ máy dầu hiệu quả, nhanh chóng

Lỗi động cơ máy dầu trở thành vấn đề được nhiều bác tài xế quan tâm, tìm hiểu. Sự cố này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành, trải nghiệm lái.

04 03/25

Bí quyết phanh động cơ khi xuống dốc để bảo vệ xe

Phanh động cơ khi xuống dốc trở thành vấn đề được rất nhiều tài xế quan tâm tìm hiểu. Điều này hỗ trợ giảm tốc độ hiệu quả trên những cung đường đèo cao.

02 03/25

Điểm danh 3 cách giảm chói mắt khi lái ô tô bạn nên biết

Cách giảm chói mắt khi lái ô tô tài xế nên sử dụng tấm chắn nắng. Ngoài ra, bạn hãy dùng dán phim cách nhiệt hoặc đội mũ lưỡi trai để khắc phục tình trạng này.