Viện kiểm sát là gì? Phân biệt Viện kiểm sát và Tòa án Nhân dân
01/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiểu biết về Viện kiểm sát giúp công dân nắm bắt được kiến thức pháp luật bổ ích và phục vụ cho các nhu cầu giải quyết công vụ trong cuộc sống. Vậy Viện kiểm sát là gì, so với Tòa án nhân dân có những khác biệt nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu bạn nhé!
Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát là gì?
Viện kiểm sát là Cơ quan Nhà nước nhận chức năng kiểm sát việc các cơ quan khác từ cấp bộ trở xuống, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang cho đến công dân có bảo đảm tuân thủ pháp luật hay không.
Viện kiểm sát là Cơ quan Nhà nước nhận chức năng kiểm sát việc các cơ quan khác từ cấp bộ trở xuống
Đồng thời, cơ quan này còn thực hành quyền công tố, đảm nhiệm công tác điều tra tội phạm theo quy định của Luật tố tụng hình sự.
Viện kiểm sát có 2 chức năng chính là: thực hành quyền công tố và kiểm sát những hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, của công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Từ đó bảo đảm việc thi hành pháp luật một cách nghiêm túc, thống nhất.
So sánh Viện kiểm sát và Tòa án Nhân dân
Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân là 2 cơ quan đại diện cho quyền con người, nhân danh Nhà nước để thực thi các quyền này, trong đó có xét xử, công tố và tiến đến cân bằng công lý cho con người, xã hội.
Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân là 2 cơ quan đại diện cho quyền con người, nhân danh Nhà nước để thực thi các quyền này
Về chức năng
- Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, đồng thời kiểm sát các những hoạt động tư pháp.
- Tòa án Nhân dân thực hiện xét xử và thực hành các quyền tư pháp.
Về nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải bảo vệ những điều sau: Hiến pháp, pháp luật; quyền công dân, con người; chế độ xã hội chủ nghĩa; lợi ích Nhà nước; quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức.
- Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ là bảo vệ những yếu tố: Quyền công dân, con người; công lý; chế độ xã hội chủ nghĩa; lợi ích Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Người đứng đầu của Viện kiểm sát và Tòa án Nhân dân
- Viện kiểm sát có người đứng đầu là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
- Tòa án Nhân dân có người đứng đầu là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
Về hệ thống tổ chức
- Viện kiểm sát có hệ thống tổ chức bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện, các cấp.
- Hệ thống tổ chức của Tòa án Nhân dân gồm có: Tòa án nhân dân tối cao, cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và các cấp.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp cao nhất
- Cơ quan cấp cao nhất tại Viện kiểm sát bao gồm: Ủy ban kiểm sát; văn phòng; cơ quan điều tra; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát, kiểm tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trường, công - viên chức, người lao động.
- Cơ quan cấp cao nhất của Tòa án Nhân dân bao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc cho Tòa án nhân dân tối cao; cơ sở đào tạo cán bộ; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, công - viên chức và người lao động.
Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Để hiểu hơn về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của 2 cơ quan này, chúng ta sẽ cùng tham khảo những kiến thức được tổng hợp dưới đây, cụ thể:
Viện kiểm sát có 2 chức năng chính là: thực hành quyền công tố và kiểm sát những hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam
Đối tượng |
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động |
Viện kiểm sát |
- Viện trưởng là người làm nhiệm vụ lãnh đạo. Các Viện trưởng ở cấp dưới sẽ chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng cấp trên. - Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hơn có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thi hành luật pháp của cấp dưới. Đồng thời, Viện kiểm sát cấp cao hơn có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ những quyết định trái pháp luật của cấp dưới. |
Tòa án Nhân dân |
- Tòa án Nhân dân theo thẩm quyền xét xử được tổ chức động lập, xét xử tập thể và lấy quyết định dựa vào đa số. Một số trường hợp sẽ được xét xử dựa trên những thủ tục được làm rút gọn lại. - Tòa án Nhân dân cần xét xử đảm bảo kịp thời về thời gian, công bằng, công khai, mọi quyết định được đưa ra đều dựa vào quy định pháp luật. |
Quyền hạn, nhiệm vụ của người đứng đầu
Đối với người đứng đầu của Viện kiểm sát sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nhận nhiệm vụ theo nhiệm kỳ Quốc hội quy định.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng viện kiểm sát.
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ,... cho các Viện kiểm sát.
- Đưa ra quy định cho bộ máy làm việc của Viện kiểm sát tối cao.
- Trình lên Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vị trí Phó Viện trưởng.
- Quy định về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
- Đưa ra và xây dựng kiến nghị việc xây dựng luật, pháp lệnh dựa theo quy định của pháp luật.
- Trước Quốc hội phải chịu trách nhiệm công tác và báo cáo.
Đối với Tòa án Nhân dân, nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Tòa án là:
- Tổ chức xét xử tại Tòa án nhân dân tối cao.
- Làm vị trí Chủ tọa của phiên họp Hội đồng Thẩm phán tại Tòa án.
- Dựa theo các thủ tục tái thẩm, đốc thẩm bản án để kháng nghị, đưa ra quyết định có hiệu lực.
- Ở khâu tổng kết, công bố án lệ phải phát triển án lệ.
- Chỉ đạo soạn thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết, pháp lệnh.
- Ban hành pháp luật.
- Có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như cách chức các chức danh liên quan trong Tòa án.
Về chức danh tư pháp
- Chức danh của Viện kiểm sát bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Kiểm soát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên.
- Những chức danh của Tòa án nhân dân là: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Theo Timviec365.vn
4.9/5 (94 votes)