Toàn cầu hóa và chiến lược thay đổi nhằm thích nghi của các doanh nghiệp
22/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Toàn cầu hóa là sự liên kết, kết nối giữa các nền kinh tế từ khắp nơi trên khắp thế giới về mọi lĩnh vực khác nhau như thương mại, dịch vụ, con người,...
Từ đó, những mối liên hệ, hợp tác được thúc đẩy mạnh mẽ và cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn lên việc này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp quyết định thay đổi chiến lược toàn cầu hóa của mình để thích nghi với xã hội.
Vấn đề an toàn và hiệu quả của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa thực ra có hai tính chất cốt lõi là an toàn và hiệu quả. Tùy từng thời thế, mỗi vấn đề sẽ quan trọng hơn và nắm quyền chủ đạo thứ còn lại.
Toàn cầu hóa thực ra có hai tính chất cốt lõi là an toàn và hiệu quả
Vào năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ, "kim chỉ nam" bắt đầu nghiêng về phía tính hiệu quả. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp tìm mọi cách tiết kiệm. Cụ thể, họ đặt nhà máy ở vị trí nào có chi phí thấp nhất, còn những nhà đầu tư đổ tiền vào nơi đem lại lãi suất cao nhất.
Trong suốt 2 thập kỷ sau đó, nguyên tắc này xuất hiện cả ưu điểm và khuyết điểm rõ rệt. Toàn cầu hóa giúp người tiêu dùng có được món hàng với mức giá thấp và hơn 1 tỷ người khỏi cảnh nghèo cùng cực.
Tuy nhiên, khi dòng vốn quá tự do, thị trường tài chính cũng biến động theo một cách khó lường. Nhiều lao động trình độ thấp sinh sống tại các nước phát triển phải chịu cảnh thất nghiệp.
Những mặt hàng điện thoại và xe hơi được lắp ráp từ vô số linh kiện sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này khiến các chuỗi cung ứng không thực sự hiệu quả và chắc chắn, thậm chí bị bẻ gãy nếu xảy ra những sự kiện đột ngột như thảm họa, dịch bệnh hay vấn đề chính trị.
Các doanh nghiệp vội vã thay đổi chiến lược thích ứng
Đại dịch COVID-19 đã khiến các chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn
Khi cú sốc đại dịch COVID-19 xảy ra, các chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn. Không chỉ vậy, tình hình thời tiết cực đoan, hay chiến tranh giữa các nước, điển hình là Nga và Ukraine đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề toàn cầu hóa.
Để thích nghi với tình hình xã hội, các doanh nghiệp đã quyết định thay đổi chiến lược toàn cầu hóa hiệu quả sang một cách an toàn, chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu lớn khác như Tesla hay Apple cũng đi theo hướng an toàn để dễ dàng kiểm soát chuỗi cung ứng.
Việc theo đuổi sự an toàn có khả năng kéo theo những hậu quả khủng khiếp
Tuy nhiên, việc theo đuổi sự an toàn có khả năng kéo theo chủ nghĩa bảo hộ cũng như chính sách trợ cấp ngành. Sau một thời gian ngắn, thị trường sẽ chịu nhiều biến động và phân mảnh mạnh, dẫn đến giá cả ngày càng tăng cao.
Còn về mặt dài hạn, việc phá sản hay những hệ lụy khủng khiếp có thể xảy ra khi chi phí vận hành của các công ty bị đội lên gấp nhiều lần.
Trên đây là tất tần tật thông tin về vấn đề toàn cầu hóa và chiến lược thích ứng của các doanh nghiệp. Bạn đọc đừng quên theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ những thông tin hot nhất hiện nay nha.
Theo: cafef.vn
4.8/5 (67 votes)