Tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát
21/09/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Huỳnh Tấn Phát là một trong những trí thức tài năng, giàu tâm huyết của nước nhà. Ông là một nhà yêu nước nhiệt thành, ngọn cờ tiêu biểu của khối đại đoàn kết dân tộc.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử, thân thế cũng như quá trình công tác của đồng chí.
Tiểu sử, thân thế của Nguyên phó chủ tịch mặt trận dân tộc Huỳnh Tấn Phát
Huỳnh Tấn Phát sinh năm 1913 và mất năm 1989 tại Mỹ Tho. Quê hương ông thuộc xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho. Đồng chí sinh ra và lớn lên trong một gia đình địa có vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng.
Huỳnh Tấn Phát là một trong những trí thức tài năng, giàu tâm huyết của nước nhà
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng chí đã có ý thức giác ngộ được lý tưởng cộng sản và đi theo con đường cách mạng.
Trước cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia nhiều phong trào, tổ chức của giới tri thức, các tầng lớp nhân dân và hoạt động yêu nước, chống áp bức, bất công.
Ông là người thuộc thế hệ, chiến sĩ đảng cộng sản đầu tiên được giao trọng trách chủ nhiệm Tờ báo Thanh niên Tiền Phong, phong trào Truyền bá quốc ngữ, Trưởng Ban Cổ động của phong trào Cứu tế nạn đói Bắc Kỳ, Bí thư Tân Dân chủ Đảng.
Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tập hợp lực lượng, tuyên truyền giác ngộ cách mạng và tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Quá trình công tác của đồng chí như thế nào?
Trong quá trình công tác công tác, Huỳnh Tấn Phát đã đảm nhận được nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể như trong bảng mẫu dưới đây:
Ông là một nhà lãnh đạo khôn khéo, đầy nhiệt huyết và hết lòng vì nhân dân, đất nước
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
1940 - 1941 |
Đồng chí là kiến trúc sư đầu tiên tại Việt Nam mở văn phòng kiến trúc tư ở Sài Gòn và đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu Trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương. |
1945 |
Đồng chí là chủ nhiệm báo Thanh Niên hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền Phong và truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ. Tháng 03/1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông cùng một số trí thức Nam Bộ tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn-Chợ Lớn. |
1946 - 1949 |
Đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I VNDCCH và bổ sung làm ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội. Sau khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông đã bí mật công tác tại Sài Gòn rồi bị Pháp bắt giam ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, sau khi ra chiến khu, ông đã được Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin trực tiếp phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Sài Gòn-Chợ Lớn tự do. |
1954 |
Sau Hiệp định Genève chia cắt 2 miền đất nước, đồng chí đã ở lại sài Gòn và làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Sau đó, mọi đồ án thiết kế của ông khi tham dự cuộc thi thiết kế nhà văn hóa dự kiến xây dựng ở Khám lớn Sài Gòn đã đoạt giải II và Thư viện Sài Gòn. |
1960 - 1976 |
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát cũng tham gia các phong trào đòi đấu tranh đòi lại hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước và thi hành Hiệp định Genève. Thời gian tiếp theo, ông đã bí mật thoát khỏi Sài Gòn rồi tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TW và Chủ tịch UBMT Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn-Gia Định. Vào tháng 06/1969, đồng chí được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu làm Chủ tịch của CHMNVN và giữ chức vụ này cho đến ngày đất nước hòa bình. |
1976 – 1989 |
Sau khi Việt Nam thống nhất, kiến trúc sư được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm UBXD cơ bản Nhà nước và Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông đã được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội chỉ đạo và góp ý kiến các dự án thiết kế trong cả nước. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiều trách các chức vụ khác như Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đến ngày 30/09/1989, ông đã từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
Có thể nói rằng đồng chí Huỳnh Tấn Phát là một người chiến sĩ cộng sản kiên cường, có lòng yêu nước sâu sắc, mẫu mực. Không những vậy, ông còn là một nhà lãnh đạo khôn khéo, đầy nhiệt huyết và hết lòng vì nhân dân, đất nước.
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình hoạt động của đồng chí Huỳnh Tấn Phát của bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Những công lao to lớn của ông sẽ mãi là tấm gương sáng ngời của toàn dân ta và các thế hệ mai sau.
Theo bacha.laocai.gov.vn và cantholib.org.vn
4.9/5 (33 votes)