Tìm hiểu tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
19/08/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Đặng Thế Phong là nhạc sĩ nổi tiếng của thế hệ tân nhạc Việt Nam. Ông đã để lại cho nhân dân nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như con thuyền không bến, đêm thu và giọt mưa thu.
Vậy cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ như thế nào? Mời quý bạn cùng hệ thống đón đọc nội dung của bài viết sau đây.
Tiểu sử cuộc đời của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại Nam Định và mất năm 1942. Ông là một nhạc sĩ tiên phong tiêu biểu của thế hệ tân nhạc Việt Nam đại diện cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Nhạc sĩ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 6 người anh em bao gồm 2 trai và 4 gái.
Đặng Thế Phong là nhạc sĩ nổi tiếng của thế hệ tân nhạc Việt Nam
Từ bé, khi đang theo học tại trường Saint Thomas d’Aquin, Đặng Thế Phong đã phải bỏ học vì cha mất sớm và gia cảnh khó khăn, túng thiếu.
Thời gian sau đó, ông đã lên Hà Nội và trở thành họa sĩ vẽ tranh cho một số tờ báo đồng thời theo học tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương với tư cách dự thính từ năm 1939.
Thời gian học ở đây, ông đã để lại một giai thoại. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ bức tranh cảnh một thân cây cụt. Có thể nói, cuộc đời của Đặng Thế Phong thật gian truân, vất vả và sóng gió. Ông đã phải sống lang thang khắp nơi và trải qua nhiều nghề nghiệp.
Vào tháng 2/194, ông đến Sài Gòn và sau đó sang Campuchia. Ở tại Nam Vang, nhạc sĩ đã mở một lớp dạy nhạc và cuối cùng ông đã quay trở lại Hà Nội vào tháng 8 cùng năm.
Cho đến ngày 02/08/1942, vì căn bệnh lao nên ông đã ra đi mãi mãi ở độ tuổi 24 tại căn gác số 9, phố Hàng Đồng, Nam Định.
Mặc dù qua đời, nhưng ông để lại ba cho nhân loại 3 tác phẩm âm nhạc nổi tiếng bao gồm: Con thuyền không bến, Đêm thu và Giọt mưa thu.
Sự nghiệp thành công của ông
Mặc dù sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong rất ngắn ngủi nhưng đã để lại cho đời ba tác phẩm nổi tiếng:
Đặng Thế Phong là nhạc sĩ tiền chiến sáng tác sâu sắc hồn dân tộc nhất và là người tài hoa vượt trội
- Con thuyền không bến - một bản nhạc được biểu diễn lần đầu tiên tại rạp Olympia năm 1941.
- Đêm thu - bản nhạc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội năm 1940.
- Giọt mưa thu – bản nhạc được ông sáng tác trong những ngày cuối đời trên giường bệnh.
Ban đầu, bản nhạc được đặt tên là “Vạn cổ sầu” nhưng để vơi bớt đi cảm giác sầu thảm, ông đã đổi tên thành “Giọt mưa thu”.
Tất cả những bản nhạc của ông đều lấy mùa thu làm chủ đề. Trong số đó, bản nhạc “Giọt mưa thu” và “Con thuyền không bến” đã trở thành tác phẩm bất hủ của âm nhạc Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn truyền cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương khi sáng tác bài “Tiếc thu”.
Phạm Duy đã nhận xét những bài hát của nhạc sĩ Đặng Thế Phong là tác phẩm khởi đầu cho dòng “nhạc thu” Việt Nam một cách xuất sắc. Có thể nói rằng, Đặng Thế Phong là nhạc sĩ tiền chiến sáng tác sâu sắc hồn dân tộc nhất và là người tài hoa vượt trội.
Bài viết trên đây là tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Thế Phong. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến này.
Theo cuulong.org và vangson.info
4.9/5 (38 votes)