Tìm hiểu tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Huỳnh Thúc Kháng
11/07/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Huỳnh Thúc Kháng là một trong những chí sĩ có lòng yêu nước cao cả. Ông đã có đóng góp công lao to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bài viết hôm nay, hệ thống sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về thông tin tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh.
Tiểu sử cuộc đời của giáo sư Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng sinh ngày 01 - 10 - 1876 tại phủ Thăng Bình và mất ngày 21- 4 - 1947. Quê hương ông thuộc thôn Thạnh Bình, xã Tiên phước, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha theo học nhà nho.
Huỳnh Thúc Kháng là một trong những chí sĩ có lòng yêu nước cao cả của nước ta
Từ nhỏ, vốn nổi tiếng thông minh, học giỏi và luôn đạt được nhiều thành tích học tập cao trong các kỳ thi nên ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương vào năm 1990. Cho đến năm 1904, ông đã đỗ tiến sỹ kỳ thi hội và trở thành người nổi tiếng của xứ Quảng thời bấy giờ.
Vì không tham vọng chức quyền nên sau khi đỗ tiến sĩ, Huỳnh Thúc Kháng đã không ra làm quan mà đi dạy học, tìm tòi đọc nhiều sách báo có nội dung về tư tưởng mới, nuôi ý chí canh tân đất nước.
Thời gian sau, vào năm 1905 Huỳnh Thúc Kháng cùng Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh đi tìm hiểu tình hình thực tế ở phía Nam, xem xét dân tình và đề xướng tân học rồi tìm bạn cùng chí hướng.
Sự nghiệp phát triển của ông
Sau khi trở về Quảng Nam khởi xướng và lãnh đạo phong trào Duy Tân vào năm 1906 thì Huỳnh Thúc Kháng đã bị thực dân Pháp bắt, đày đi tù Côn Đảo vào năm 1908.
Ông được bầu lên làm Chủ tịch hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam vào năm 1946
Đến sau khi được trả quyền tự do, cụ đã tích cực hoạt động để đòi lại quyền lợi cho dân, cho nước. Vào năm 1926, cụ đắc cử và được bầu lên làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Trong những năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết đấu tranh trong nghị trường rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille cụ đã từ chức. Đến năm 1927, cụ sáng lập ra nhà in và báo Tiếng Dân.
Sau cách tháng tháng 8/1945, Huỳnh Thúc Kháng được chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia nội các Chính phủ nước VNDCCH và giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đầu năm 1946, ông được bầu lên làm Chủ tịch hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ vào tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử cụ Huỳnh làm Đặc phái viên của Chính phủ đi kinh lý miền Trung để giải thích đường lối kháng chiến và kêu gọi toàn dân ủng hộ.
Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng có chí khí rất bền, đạo đức cao”. Không những thế, cụ Huỳnh còn là người giàu sang không làm siêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.
Đến ngày 27/12/2012, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương Sao vàng và phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước cho cụ Huỳnh nhằm tri ân và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của ông.
Hy vọng nội dung chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Huỳnh Thúc Kháng ở bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi hệ thống để nhận thêm nhiều tin tức hay và mới nhất bạn nhé!
Theo topquangngai.vn và baodaknong.vn
4.9/5 (37 votes)