Tiểu sử Trần Văn Giàu: Anh hùng lao động của Việt Nam
03/10/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Trần Văn Giàu được coi là vị anh hùng lao động nổi tiếng và xuất sắc của Đảng cộng sản Việt Nam. Ông chính là nhà hoạt động cách mạng lão thành giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.
Để hiểu rõ hơn về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí, mời quý độc giả đón đọc bài viết tham khảo sau đây.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Trần Văn Giàu
Trần Văn Giàu sinh ngày 06/09/1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An nay thuộc Long An. Đồng chí sinh ra và lớn lên trong một gia đình điền chủ giàu có. Trong gia đình, mọi người hay gọi ông là Mười Ký nhưng có nhiều người lại biết đến đồng chí với cái tên Sáu Giàu.
Trần Văn Giàu được coi là vị anh hùng lao động nổi tiếng và xuất sắc của Đảng cộng sản Việt Nam
Vào năm 1926, bởi vì gia đình có điều kiện nên đồng chí được theo lên Sài Gòn và học trường Chasseloup Laubat. Đến sau khi tốt nghiệp vào năm 1928, ông đã được gia đình cho sang Pháp du học đại học Toulouse với lời hứa "mang về hai bằng tiến sĩ".
Tháng 03/1929, đồng chí xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tích cực các phong trào công nhân, đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse.
Tháng 05/1930, đồng chí được du học sinh Việt Nam và công nhân Toulouse cử làm đại biểu rồi tham gia biểu tình trước dinh tổng thống. Cũng chính vì việc này mà ông đã bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis và bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước.
Quá trình công tác của ông ra sao?
Ðồng chí Trần Văn Giàu được coi là Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh.
Trong quá trình công tác, ông đã viết nhiều tác phẩm như Biện chứng pháp, Duy vật lịch sử
Trong quá trình công tác và nghiên cứu, ông đã viết nhiều tác phẩm như Duy vật lịch sử, Giá trị truyền thống của Dân tộc Việt Nam, Lịch sử chống xâm lăng, Lịch sử cận đại Việt Nam, Ðịa chỉ văn hóa thành phố Hồ Chí Minh… và giữ nhiều chức vụ khác nhau:
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
05/1930 |
Ðồng chí Trần Văn Giàu tham gia biểu tình trước Dinh Tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Bái và gia nhập vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. |
1931 |
Ông đã theo học tại Trường đại học Phương Ðông ở Mát-xcơ-va ở Liên Xô cũ. |
06/1935 |
Ông bị Pháp tại Sài Gòn kết án 5 năm tù rồi bị đày ra Côn Ðảo. |
04/1940 |
Sau khi ra tù, đồng chí lại bị địch bắt lại và bị đưa đi biệt giam ở Trại Tà Lài. |
1941 |
Đồng chí Trần Văn Giàu quay trở lại hoạt động bình thường. |
10/1943 |
Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. |
08/1945 – 09/1945 |
Ðồng chí tham gia lãnh đạo chính quyền nhân dân ở Sài Gòn và được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. |
1959 – 1951 |
Ông Trần Văn Giàu được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin, rồi công tác ở Bộ Giáo dục và tham gia xây dựng ngành dự bị đại học sư phạm cao cấp. |
1954 |
Ðồng chí giữ chức vụ Bí thư Ðảng ủy Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử. |
1962 – 1975 |
Ông Trần Văn Giàu công tác tại Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Lịch sử Việt Nam. |
1978 |
Đồng chí về hưu. |
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, Nhà nước đồng chí đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Ðộc lập hạng nhất,… cùng với nhiều giải thưởng cao quý khác.
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình công tác của Trần Văn Giàu trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích và hấp dẫn.
Theo nhandan.vn và www.hcmcpv.org.vn
4.8/5 (48 votes)