Tiểu sử Nguyễn Thị Thập: Nhà cách mạng nữ tại Việt Nam
23/11/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Thị Thập là một trong những nhà cách mạng nữ nổi tiếng tại Việt Nam. Bà là người phụ nữ đầu tiên tại nước nhà được trao tặng Huân chương Sao Vàng.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cũng như quá trình công tác của đồng chí.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Nguyễn Thị Thập
Nguyễn Thị Thập(tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt) sinh ngày 10/10/1908 tại Mỹ Tho. Quê hương bà thuộc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho nay thuộc tiền Giang. Đồng chí được biết đến là người một nhà cách mạng nữ nổi tiếng tại nước nhà.
Nguyễn Thị Thập là một trong những nhà cách mạng nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Vốn xuất thân trong gia đình nông dân có truyền thống yêu nước. Vào năm 20 tuổi, bà đã giác ngộ lý tưởng cách mạng và tham gia tổ chức Nông hội tại quê nhà. Đã có rất nhiều hoạt động của bà được đông đảo nông dân nghèo ủng hộ.
Đến năm 1931, bà được kết nạp vào ĐCS Đông Dương. Từ đó, bà được lấy bí danh là Mười Thập hay Nguyễn Thị Thập.
Sự nghiệp tham gia cách mạng
Sau khi thoát ly hoạt động phong trào, bà đã xây dựng cơ sở tại Mỹ Tho, Bến Tre và Sài Gòn làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân và xóa bỏ những hủ tục mê tín dị đoan. Đến tháng 04/1935, bà được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ. Tuy nhiên, bà đã bị thực dân Pháp bắt vào tháng 05/1935.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, bà được bầu làm Bí thư Đảng đoàn phụ nữ Nam Bộ kiêm Hội trưởng Phụ nữ Nam Bộ
Sau khi hết hạn tù, đồng chí quay trở về quê bí mật tham gia hoạt động cách mạng. Sau cuộc lãnh đạo nông dân biểu tình chống thuế ở xã Long Hưng, đồng chí đã bị bắt giam. Tuy nhiên, các đồng bào xã Long Hưng, Long Định đã kéo tới giải thoát cho bà.
Tại tỉnh Mỹ Tho, bà ở trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Cho đến năm 1945, đồng chí Thập đã tham gia lãnh đạo giành lại chính quyền ở Mỹ Tho. Năm 1946, bà được bầu là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, bà được bầu làm Bí thư Đảng đoàn phụ nữ Nam Bộ kiêm Hội trưởng Phụ nữ Nam Bộ. Sau khi tập kết ra miền Bắc, bà lại được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và bầu vào Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam.
Không những vậy, bà còn được Đảng và Nhà nước giao nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban phụ vận Trung ương Đảng kiêm Bí thư Đảng đoàn phụ nữ. Từ khóa I đến khóa VI, bà được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội.
Kết luận
Với nhiều công lao đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, bà đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Nguyễn Thị Thập. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích.
Theo vi.wikipedia.org và phunubinhphuoc.org.vn
4.9/5 (36 votes)