Tiểu sử Lê Thị Riêng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
18/12/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Lê Thị Riêng được biết đến là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, bà còn là người có tinh thần bất khuất cao trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
Bài viết tham khảo hôm nay, hệ thống sẽ cập nhật đến bạn nội dung thông tin về tiểu sử cũng như quá trình công tác của đồng chí.
Tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Lê Thị Riêng
Lê Thị Riêng sinh năm 1925 tại Thành phố Bạc Liêu. Quê hương ông thuộc xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Đồng chí được biết đến là một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Lê Thị Riêng được biết đến là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Vào năm 1945, đồng chí kháng chiến chống Pháp. Cho đến năm 1965, bà được điều động, phân công là khu ủy viên Sài Gòn-Gia Định, trưởng ban Phụ nữ vận Khu ủy Sài Gòn Gia Định. Trên đường đi công tác vào năm 1967, bà bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ.
Mặc dù bị tra tấn dã man những bà vẫn không khai. Ngày 31/01/1968 tức ngày mùng 2 Tết Mậu Thân, đồng chí bị chính quyền Việt Nam thủ tiêu tại bốt Bà Hòa ở Chợ Lớn (nay thuộc đường Hồng Bàng, Quận 5, TP. HCM) cùng với một số tù nhân khác.
Một trong số đó có ông Trần Văn Kiểu và Phùng Ngọc Anh - nữ chiến sĩ biệt động nổi tiếng với biệt danh "Tiểu Long nữ". Ngoài ra, trong nhóm người đó chỉ có một mình Phùng Ngọc Anh may mắn sống sót vì đồng chí Lê Thị Riêng đã lấy thân mình che đạn cho Ngọc Anh.
Không những vậy, chiếc kẹp tóc mà Lê Thị Riêng mang bên người lúc đó đã được bà Ngọc Anh giữ lại để kỷ niệm cho hành động này.
Lê Thị Riêng - Anh hùng có tinh thần bất khuất
Đồng chí Lê Thị Riêng được biết đến với tinh thần bất khuất và sự can đảm của mình. bà đã từng dẫn đầu các cuộc tấn công vào trại lính Pháp để thực hiện các hoạt động gián điệp đồng thời phát hiện cuộc khởi nghĩa của người dân.
Đồng chí Lê Thị Riêng được biết đến với tinh thần bất khuất và sự can đảm của mình. bà đã từng dẫn đầu các cuộc tấn công vào trại lính Pháp
Mặc dù trải qua nhiều lần bị thương, tra tấn và bị bắt nhưng bà vẫn không chịu khuất phục. Vào năm 1968, đồng chí Lê Thị Riêng đã bị xử bắn tại Sài Gòn. Tuy nhiên, tinh thần bất khuất của bà đã truyền cảm hứng cho nhiều người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
Bên cạnh đó, ngoài việc không chùn bước trước mũi súng kẻ thù, bà còn là một người vợ hết mực yêu thủy chung yêu thương chồng con tha thiết. Đồng thời bà cũng đã làm thơ gửi qua cho con qua bài Mai Khanh, phu nhân của đồng chí Phạm Hùng.
Vào ngày 10/04/2001, bà đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Không những vậy, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng bia lịch sử, tượng đài, tên đường và trường học mang tên nữ Anh hùng Lê Thị Riêng.
Kết luận
Có thể nói, đồng chí Riêng đã trở thành biểu tượng đầy tự hào về tấm gương người nữ cộng sản bất khuất, kiên trung, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, giải phóng dân tộc.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Lê Thị Riêng. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức, tài liệu hữu ích và hấp dẫn.
Theo vi.wikipedia.org và cand.com.vn
4.8/5 (38 votes)