Tiểu sử Lê Huy Vinh: Sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam
31/10/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Lê Huy Vinh được vinh danh là sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là người đưa ra nhiều chính sách, biện pháp thúc đẩy cải cách quy hoạch đào tạo sĩ quan, nâng cao chất lượng.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như tiểu sử, thân thế và sự nghiệp tham gia cách mạng của ông, mời quý bạn cùng hệ thống đón đọc nội dung chia sẻ của bài viết dưới đây.
Tiểu sử, thân thế của đồng chí Lê Huy Vinh
Lê Huy Vinh sinh ngày 01/11/1928 tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Quê hương ông tại xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Vì đồng chí sinh ra và lớn lên trong khu an toàn của thành ủy Hà Nội nên ngay từ khi còn nhỏ, ông đã có dịp tiếp xúc với nhiều cán bộ Cách mạng.
Lê Huy Vinh được vinh danh là sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Cho đến cuối năm 1944, đồng chí được giác ngộ và tham gia hoạt động Cách mạng trong tổ chức ‘’Thanh niên cứu quốc Việt Minh” với nhiệm vụ bí mật tuyên truyền, tổ chức giác ngộ thành viên và tuyên truyền trong nhân dân bằng cách giải truyền đơn, dán áp phích.
Đêm 17/08, ông trực tiếp trèo tường phá cổng cùng đồng đội khám xét, tịch thu vũ khí và tổ chức canh gác rất cẩn thận. Cho đến ngày 02/09/1945, ông đã tham gia bảo vệ Lễ Độc Lập bảo vệ Chính phủ cách mạng.
Sự nghiệp tham gia cách mạng của ông
Trong quá trình tham gia cách mạng, đồng chí Lê Huy Vinh đã đảm nhận được nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể như sau:
Ông sang đón Bác Hồ tới thăm trận địa phòng không Quảng Bá
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
10/1945 |
Lê Huy Vinh làm tiểu đội trưởng, trung đội phó của Đại đội 3 Tiểu đoàn 136 trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội rồi kéo xuống phòng ngự ở Ô Chợ Dừa. |
1949 |
Đồng chí được cử theo học tại Trường Lục quân Nguyễn Huệ. |
02/1950 – 04/1951 |
Ông được bầu làm biệt phái tỉnh đội Hà Nam, trưởng ban Quản trị Tiểu đoàn 123 Trung đoàn 35 và trung đội trưởng Đại đội 12 Trung đoàn 12 kiêm Chính trị viên phó Đại đội. |
04/1952 |
Đồng chí làm trung đội trưởng của Đại đội 56 Tiểu đoàn 664 Trung đoàn 42 khi chiến đấu ở vùng địch hậu khu Tả Ngạn và dọc theo trục đường số 5. |
12/1952 – 07/1954 |
Ông làm đại đội trưởng, phó của Đại đội 56 Tiểu đoàn 664 Trung đoàn 42 và Đại đội 59 Tiểu đoàn 664. Thời gian sau, đồng chí được bầu làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 545 khu Tả Ngạn. |
08/1954 – 04/1958 |
Đồng chí được điều động đi phụ trách tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 137 Sư đoàn 328 vào tiếp quản Kiến An, Đồ Sơn. Sau đó, ông được cử làm tham mưu phó Trung đoàn 137, chủ nhiệm Pháo binh, Trưởng ban Tác huấn Phòng Tham mưu Sư đoàn 328. Đến tháng 04/1958, ông được đi học lớp chuyển binh chủng pháo trung cao 90mm của Bộ Tư lệnh Phòng không. |
1959 – 1964 |
Đồng chí Lê Huy Vinh làm tham mưu trưởng, trung đoàn phó Trung đoàn Pháo Phòng không 280, học viên của Trường trung cao quân sự. Năm 1964, ông được cử giữ chức vụ Trung đoàn Pháo Phòng không 240. |
05/1965 – 10/1970 |
Ông làm tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng, Hà Nội trực thuộc Quân chủng Phòng Không quân. |
1971 – 07/1974 |
Đồng chí làm tham mưu phó Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng Phòng không quân trong chiến dịch Trị Thiên và tham gia đánh trận ‘’Điện Biên Phủ trên không”. Thời gian sau, ông được cử đi học tại Trường Cao đẳng Ô-đét-xa của Liên Xô. |
11/1976 – 12/1988 |
Ông tiếp tục đi học bổ túc tại Học viện Quân sự cấp cao, trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Đến tháng 11.1981, ông giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Phó Tư lệnh, Đảng ủy viên Quân chủng. |
08/1992 |
Ông nghỉ hưu. |
Với công lao đóng góp to lớn cho sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, ông đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến thắng cùng với nhiều giải thưởng cao quý khác.
Hy vọng nội dung về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Lê Huy Vinh trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy cập nhật và theo dõi hệ thống thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hay, mới nhất bạn nhé!
Theo vi.wikipedia.org và tieng.wiki
4.9/5 (31 votes)