Tiểu sử Hồ Tùng Mậu: Nhà yêu nước và cách mạng xuất sắc
18/11/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Hồ Tùng Mậu là một nhà yêu nước và cách mạng xuất sắc tại Việt Nam. Tên tuổi của ông đã gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng.
Để hiểu rõ hơn về tiểu sử cũng như quá trình công tác của đồng chí, mời quý bạn cùng hệ thống đón đọc nội dung tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tiểu sử cuộc đời của đồng chí Hồ Tùng Mậu
Hồ Tùng Mậu(tên khai sinh là Hồ Bá Cự) sinh ngày 15/06/1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là người có nhiều bí danh khác như Lương Tử Anh, Hồ Quốc Đống, Phan Tái, Hồ Mộng Tống,….
Hồ Tùng Mậu là một nhà yeu nước và cách mạng xuất sắc tại Việt Nam
Đồng chí sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Để tiếp nối truyền thống quê hương, gia đình thì ông đã đi theo tiếng gọi cứu nước của cụ Phan bội Châu.
Khi gặp được Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, Trung Quốc, ông đã được Người đào tạo, huấn luyện cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin quyết tâm giải phóng dân tộc.
Sau khi tiếp nhận ánh sáng Mác – Lênin, đồng chí đã dồn tâm hết sức, nghị lực, thời gian cho việc học tập và giúp Nguyễn Ái Quốc tổ chức các khóa huấn luyện chính trị cho thanh niên trí thực Việt Nam.
Sau khoảng thời gian vận động, chuẩn bị cho việc hợp nhất các tổ chức đảng cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì cuộc Hội nghị quan trọng thành lập ĐCS Việt Nam. Sự thành công của quá trình vận động cách mạng cùng có công đóng góp to lớn, quý giá của Hồ Tùng Mậu.
Quá trình hoạt động cách mạng
Trong quá trình hoạt động cách mạng Hồ Tùng Mậu luôn bị giám sát và theo dõi. Chính vì thế mà đồng chí đã bị bắt rất nhiều lần và được quân Pháp đưa về nước, giam tại khu khám lớn Sài Gòn rồi giao lại cho Tòa án Nam Triều tỉnh Nghệ An.
Trong quá trình hoạt động cách mạng Hồ Tùng Mậu luôn bị giám sát và theo dõi
Có lẽ, nặng nề nhất với ông là bị kết án khổ sai tù chung thân. Do vậy mà đồng chí đã viết đơn kháng án, đanh thép tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp và bọn tay sai đế Quốc. Nhiều năm sau đó, ông lại phải trải qua nhiều chốn lao tù khắc nghiệt.
Cuối năm 1933, thực dân Pháp chuyển đồng chí vào Buôn Ma Thuột. Với kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của một người từng trải có tình cảm chân thành, ấm áp, đồng chí đã trở thành trung tâm đoàn kết của nhà đày.
Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều bài thơ hay để động viên, khích lệ tinh thần. Một trong số đó, bài thơ “Tin tưởng” đã trở thành người cách mạng khi đối mặt với kẻ thù.
Năm 1948, khi Bác Hồ ra lời kêu gọi "Thi đua ái quốc", đồng chí Hồ Tùng Mậu là người đi đầu trong việc công tác tuyên truyền. Ông đã được gia nhiều trọng trách như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy, Tổng Thanh tra, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt – Hoa,…
Kết luận
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ông đã được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng, giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Để ghi nhận và nêu gương tinh thần cách mạng của Hồ Tùng Mậu đối với Tổ quốc, nhà thờ và phần mộ của ông đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Ngày 18-1-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao tặng Huân chương Sao Vàng cùng nhiều giải thưởng cáo quý cho Hồ Tùng Mậu.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Hồ Tùng Mậu. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức bổ ích và hấp dẫn.
Theo nghean.dcs.vn và www.hcmcpv.org.vn
4.8/5 (30 votes)