Tiểu sử Hồ Thị Bi: Nữ chỉ huy quân sự lừng danh của chiến tranh ĐD
06/02/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Hồ Thị Bi được biết đến là nữ chỉ huy quân sự lừng danh trong Chiến tranh Đông Dương. Bà được xem là nữ chỉ huy quân sự tiêu biểu của miền Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Mời quý độc giả cùng hệ thống đón đọc nội dung chia sẻ của bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tiểu sử gia đình và tham gia hoạt động cách mạng của đồng chí.
Tiểu sử gia đình của Hồ Thị Bi
Hồ Thị Bi(tên thật là Hồ Thị Hoa) sinh năm 1916 tại Gia định. Quê hương bà thuộc làng Tân Hiệp, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh). Đồng chí được biết là nữ chỉ huy quân sự lừng danh trong chiến tranh Đông Dương.
Hồ Thị Bi được biết đến là nữ chỉ huy quân sự lừng danh trong Chiến tranh Đông Dương
Bà sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo có truyền thống Nam Bộ. Vốn cha mất sớm cùng với mẹ lâm bệnh nặng nên bà đã phải phụ giúp bán chè xôi để lấy tiền trang trải cuộc sống. Đến năm lên 10 tuổi, đồng chí phải đi ở đợ để kiếm thêm tiền nuôi mẹ, nuôi em.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vất vả nên từ nhỏ bà không được ăn học đàng hoàng. Bởi sự cố gắng làm lụm kiếm tiền và tiết kiệm, đồng chí đã dần dành dụm một số tiền để thoát khỏi thân phận ở đợ và làm nghề bán chè tại chợ Hóc Môn. Khi đủ tuổi trưởng thành, bà Hồ Thị Bi đã lập gia đình.
Chịu ảnh hưởng từ người chồng - một thành viên tích cực của Hội Ái hữu tương tế - tổ chức ngoại vi của ĐCS Đông Dương nên bà sớm tham gia hoạt động của Hội với ý thức đoàn kết tương trợ, bênh vực giới nữ tiểu thương nghèo khổ bị áp bức.
Sự nghiệp tham gia hoạt động cách mạng của Hồ Thị Bi
Trong quá trình tham gia hoạt động cách mạng, bà Hồ Thị Bi đã trải qua nhiều cương vị khác nhau, cụ thể như trong bảng mẫu dưới đây:
Tại đây, bà đã được gặp mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên và được Bác đặt biệt danh Nữ kiệt miền Đông
Giai đoạn |
Nội dung |
✅ Tháng 06/1936 |
Bà được kết nạp vào ĐCS Đông Dương khi đang hoạt động công khai trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. |
✅ Năm 1939 |
Bà bí mật hoạt động liên lạc cho các cán bộ Cộng sản. |
✅ Năm 1941 |
Đồng chí tham gia Hội Phụ nữ Cứu quốc tại Hóc Môn. Để chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8, bà Hồ Thị Bi được Quận ủy Hóc Môn giao nhiệm vụ làm Trưởng ban tiếp tế và chỉ huy đại đội nữ binh thị trấn kiêm Phó hội trưởng Hội Phụ nữ Cứu quốc. |
✅ Ngày 25/08/1945 |
Đồng chí cùng đoàn biểu tình từ Hóc Môn kéo về Sài Gòn để tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn. |
✅ Ngày 12/12/1945 |
Đội công tác của đồng chí đã tiêu diệt được tiểu đội lính Pháp và được Ban chỉ huy Giải phóng quân Liên quận tặng một khẩu súng ngắn 7,65 ly và tặng giấy khen. Do những trận đánh này mà uy tín đội công tác của bà lên cao và ngày càng nhiều người gia nhập thêm. Từ ấy, tên tuổi của bà bắt đầu được nhiều người biết đến. |
✅ Năm 1948 |
Bà được cử làm Tiểu đoàn phó của Tiểu đoàn 935, Trung đoàn 312. Hai năm sau, đồng chí được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ Dương Minh Châu cùng với 30 đồng chí có nhiệm vụ mở đường xây dựng căn cứ địa nối liền Nam Bộ với Campuchia. |
✅ Năm 1953 |
Bà được cử tham gia đoàn công tác ra Việt Bắc và gặp mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên và được Bác đặt biệt danh Nữ kiệt miền Đông. |
✅ Năm 1954 |
Bà được phân công, điều động công tác tại bộ phận chuẩn bị đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. |
✅ Năm 1956 |
Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. |
✅ Năm 1960 |
Thời gian này, bà được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội tại tỉnh Hòa Bình. |
✅ Năm 1965 |
Bà được phong quân hàm lên làm Thiếu tá đồng thời trở thành nữ quân nhân có cấp bậc quân hàm cao nhất trong QĐND Việt Nam. |
✅ Ngày 15/12/1973 |
Đồng chí trở lại chiến trường miền Nam với tư cách là đặc phái viên của Cục chính sách thuộc Tổng cục chính trị bên cạnh Bộ chỉ huy Miền với quân hàm Trung tá. |
✅ Năm 1978 |
Bà được phong cấp bậc lên làm Thượng tá. Mặc dù ngoài 60 tuổi nhưng đồng chí vẫn tiếp tục được giữ lại để làm công tác chính sách cho cán bộ chiến sĩ và cựu chiến binh, cũng như gia đình của họ. |
✅ Năm 1980 |
Bà chính thức nghỉ hưu. |
Để tôn vinh công lao của Hồ Thị Bi, bà đã được nhà nước Việt Nam đặc cách phong quân hàm lên làm Đại tá và phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cùng với nhiều giải thưởng cao quý khác.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp nội dung chia sẻ về tiểu sử sự nghiệp của Hồ Thị Bi. Hy vọng bà sẽ mãi là tấm gương sáng tích cực kháng chiến cho các chị em phụ nữ.
Theo vi.wikipedia.org và defzone.net
4.8/5 (21 votes)