So sánh quy tắc 80/20 và 50/30/20
18/05/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Nếu cảm thấy quy tắc 50/30/20 rất khó để giữ tiền, bạn hãy chuyển sang 80/20 để dễ dàng lập ngân sách hơn. Dưới đây là những thông tin cho biết đặc điểm của 2 loại quy tắc trên để xem chúng khác nhau ở chỗ nào, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Quy tắc 80/20 là gì?
Quy tắc 80/20 mặc dù đơn giản nhưng nó giúp bạn lập ngân sách rất hiệu quả. Quy tắc đánh giá thu nhập thực tế của bạn sau khi đã khấu trừ các loại chi phí phải trả như: tiền bảo hiểm, thuế,...
Theo đó, bạn sẽ phải để 80% thu nhập thực tế dành cho chi tiêu hàng ngày và 20% còn lại vào tài khoản tiết kiệm.
Nếu muốn có hiệu quả tốt, ngay sau khi nhận lương bạn nên gửi 20% thu nhập đó vào tài khoản tiết kiệm. Điều này sẽ đảm bảo được ngân sách dự phòng của bạn luôn được duy trì.
Theo quy tắc 80/20, bạn sẽ phải để 80% thu nhập thực tế dành cho chi tiêu hàng ngày và 20% còn lại vào tài khoản tiết kiệm
So sánh quy tắc 80/20 và 50/30/20
Quy tắc 50/30/20 mặc dù hữu ích, nhưng nó khiến bạn khó phân biệt giữa 2 loại nhu cầu là cá nhân và thiết yếu.
Việc phân loại nhu cầu cũng sẽ mang lại khá nhiều phiền phức nho những ai đang áp dụng quy tắc này. Chính vì vậy, quy tắc 50/30/20 hiện nay không còn nhiều người chọn áp dụng nữa để theo dõi chi tiêu.
Về cơ bản, quy tắc 80/20 cũng gần giống với 50/30/20, nhưng nó lại được đơn giản hóa đi. Bạn không cần phải theo dõi chi tiêu của mình quá chặt chẽ hay phân biệt 2 loại nhu cầu trên.
Tuy nhiên, vẫn còn 1 số người cảm thấy quy tắc 80/20 vẫn chưa được đầy đủ, còn nhiều thiếu sót. Nếu bạn cũng là 1 trong số đó, thích giám sát chi tiêu 1 cách chặt chẽ, phức tạp, quy tắc 50/30/20 sẽ phù hợp hơn.
Nguồn gốc quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 được bắt nguồn và phát triển từ quy tắc 50/30/20. Theo quy tắc 50/30/20, thu nhập thực tế sẽ được chia ra: 50% cho nhu cầu thiết yếu(nhà ở, điện nước, xăng xe,...), 30% cho các nhu cầu thư giãn, giải trí(xem phim, ăn uống, thể thao,...), 20 % còn lại dành cho tiết kiệm hoặc trả nợ.
Theo quy tắc 50/30/20, 50% thu nhập thực tế cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho các nhu cầu thư giãn, giải trí, 20 % còn lại dành cho tiết kiệm hoặc trả nợ
Cách sử dụng quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 sẽ giúp bạn ưu tiên hơn về việc duy trì quỹ dự phòng. Bạn hãy lập kế hoạch rút tiền sau 1 – 2 ngày nhận lương, sau đó gửi vào tài khoản tiết kiệm.
Thêm vào đó, ở tài khoản của mình bạn có thể thiết lập 1 giao dịch rút tiền tự động. Như vậy, số tiền bản thân dự định tiết kiệm sẽ được tự động giữ lại.
Bạn cũng có thể sử dụng tài khoản không gian hoặc tài khoản hưu trí thay vì sử dụng các tài khoản truyền thống để giữ tiền của mình.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, sau khi số tiền trong quỹ dự phòng đạt yêu cầu, bạn nên dành từ 10 – 20% thu nhập cho tài khoản hưu trí. Kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi bạn bắt đầu tiết kiệm.
Vì sao quy tắc 80/20 lại được dùng rộng rãi?
Nguyên nhân quy tắc 80/20 được sử dụng phổ biến hơn là do dễ tuân thủ và duy trì. Thậm chí, đối với người mới tập tành lập ngân sách, quy tắc này còn rất phù hợp.
Nguyên nhân quy tắc 80/20 được sử dụng phổ biến hơn là do dễ tuân thủ và duy trì
Ngoài ra, quy tắc 80/20 có thể giúp người dùng áp dụng 1 cách linh hoạt. Vì vậy, bạn có thể dùng nó với bất kì mô hình chi tiết nào.
Một số điều cần lưu ý
Đối với người lần đầu lập kế hoạch để giám sát chi tiêu, áp dụng quy tắc 80/20 phù hợp hơn cả. Nếu đã thấy bản thân áp dụng tốt quy tắc 80/20, bạn có thể nâng cấp lên 70/30 hoặc 60/40.
Bên cạnh đó, khi số tiền tiết kiệm tăng lên, bạn có thể sử dụng chúng vào nhiều việc khác, không nhất thiết là để dành cho nghỉ hưu sau này. Bạn có thể dùng mua bất động sản, đầu tư mạo hiểm, kinh doanh nhỏ,...
Bạn nên xem xét, điều chỉnh vì 80/20 là quy tắc chung và kết quả cuối cùng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó.
Trên đây là những thông tin về so sánh quy tắc 80/20 với 50/30/20, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho việc giám sát chi tiêu của bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Theo Cafef.vn
4.8/5 (95 votes)