Quy định điều chuyển lao động tạm thời sang công việc khác phù hợp với bộ luật lao động
14/10/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Điều chuyển lao động khác với thỏa thuận hợp đồng đã ký kết là vấn đề phổ biến thường gặp phải đối với những người tham gia lao động.
Việc trang bị những kiến thức luật pháp là điều cần thiết đối với những người lao động vì nó giúp cho quý vị có thể hiểu rõ quyền lợi và lợi ích cho bản thân. Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu rõ hơn về những điều cần biết về luật lao động này!
Thế nào là điều chuyển công việc tạm thời?
Dựa vào điều 29, bộ luật lao động(BLLĐ),2019. Việc điều chuyển công việc tạm thời là đưa người lao động làm từ công việc này sang công việc khác, trái với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hình ảnh minh họa nguồn lực lao động
Xuất phát từ những nguyên tắc về quyền con người nên luật pháp phải có những chính sách để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Những trường hợp được phép điều chuyển công việc không có trong điều khoản hợp đồng
Về nguyên tắc khi ký kết hợp đồng lao động các bên đều phải tuân thủ những gì đã thỏa thuận trong văn bản đề ra.
Ảnh minh họa hợp đồng lao động
Có một số trường hợp đặc biệt để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động được luật pháp cho phép thực hiện khác với nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bao gồm:
Thứ nhất, người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động trong hoàn cảnh bất khả kháng.
Theo quy định của bộ luật lao động, người lao động chỉ có bổn phận với công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu họ không làm đúng việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhưng trong thực tế doanh nghiệp, công ty của người chủ sở hữu lao động đều có thể sẽ gặp những hoàn cảnh bất khả kháng và việc thuyên chuyển công việc tạm thời cho nhân viên là thỏa đáng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thời gian thuyên chuyển công việc khác đối với người lao động
Việc chuyển công việc tạm thời nhằm giúp cho các đơn vị chủ sở hữu lao động có thời giờ để giải quyết những khó khăn bất ngờ gặp phải hoặc để ổn định lại kinh tế trong công ty không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Những trường hợp được phép điều chuyển công việc không có trong điều khoản hợp đồng
Dựa vào điều 3, Bộ luật lao động quy định về thời gian chuyển người lao động sang làm công việc khác mang tính tạm thời với thời lượng không quá 60 ngày.
Thứ ba, những quyền lợi đảm bảo cho người lao động khi làm công việc khác trái với thỏa thuận trong hợp đồng
Điều chuyển người lao động sang làm công việc khác không phải chuyên môn, thỏa thuận đã đề ra có thể làm hạn chế hiệu quả trong quá trình làm việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với người lao động.
Luật pháp có những quy định để đảm bảo được quyền lợi và lợi ích thỏa đáng đối với người lao động như mức lương chi trả. Theo Bộ luật lao động nêu ra việc tiền lương trong thời gian tạm chuyển công việc phải giữ nguyên mức lương của công việc cũ trong thời gian 30 ngày.
Tiền lương có thay đổi khi chuyển người lao động sang công việc khác?
Dựa vào khoản 3, điều 29, trong bộ luật lao động quy định nếu chủ trả lương cho công việc mới thấp hơn mức lương công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của việc làm cũ trong thời hạn 30 ngày.
Mức lương của công việc mới ít nhất phải bằng 85% so với công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu.
Trường hợp công ty thay đổi công việc của người lao động
Việc công ty thay đổi công việc của người lao động đều phải có những lý do chính đáng theo quy định của điều 29, khoản 1, Bộ luật lao động.
Khi gặp những khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, sự cố kỹ thuật, nhu cầu sản xuất thì chủ sở hữu có thể điều chuyển người lao động sang công việc tạm thời phải thỏa mãn theo quy định luật pháp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Quy định nào điều chuyển lao động tạm thời sang công việc khác phù hợp với bộ luật lao động? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho giúp bạn hiểu rõ được phần nào về quyền lợi và lợi ích của người lao động. Cảm ơn quý vị đã theo dõi!
Theo: luatduonggia.vn
4.9/5 (88 votes)