Phân tích 5 giai đoạn của hoạt động tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự

calendar 24/04/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Khởi tố, điều tra, xét xử sơ thẩm, thi hành án,...là những giai đoạn của hoạt động tố tụng vụ án theo Luật Tố tụng hình sự. Hãy theo dõi nội dung có trong bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về các giai đoạn trên bạn nhé!

Giai đoạn đầu: Khởi tố vụ án hình sự

Đây là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, để đưa ra quyết định khởi tố hay không, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Đưa ra quyết định khởi tố nếu có dấu hiệu của tội phạm hoặc dựa vào sự tố giác của quần chúng nhân dân

Cơ quan có thẩm quyền có thể bắt tội phạm xong mới khởi tố đối với những tội nghiệm trọng. Còn đối với cơ quan điều tra trong quân đội, khởi tố vụ án hình sự với tội phạm sẽ thuộc quyền xét xử của tòa án quân sự.

Giai đoạn thứ 2: Điều tra vụ án hình sự

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ 2 của tố tụng hình sự, cơ quan điều tra sẽ được sử dụng mọi biện pháp do Luật Tố tụng hình sự quy định để thu thập thông tin, các chứng cứ để xác định sự việc và con người phạm tội, làm cơ sở cho truy tố và xử lý tội phạm.

5 giai đoạn của hoạt động tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự

Kê biên thu giữ tài sản và tạo điều kiện cần thiết(theo pháp luật) để việc bồi thường được đảm bảo sau khi bản án có hiệu lực.

Thời gian điều tra tối đa đối với các cấp là: huyện(8 tháng), tỉnh(12 tháng), tòa án nhân dân cấp cao(16 tháng).

Giai đoạn 3: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Giai đoạn 3 này sẽ được bắt đầu từ ngày tòa án đã nhận được hồ sơ được gửi sang từ viện kiểm sát. Sau đó, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tham gia tố tụng, tiến hành những công việc khác cho việc mở phiên tòa.

Ngoài ra, thẩm phán đó còn phải đưa ra 1 trong các quyết định sau: đưa vụ án ra xét xử, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ/đình chỉ vụ án.

Các bước để tiến hành phiên tòa sơ thẩm là: khai mạc, xét hỏi, tranh luận, nghị án và cuối cùng là tuyên án.

Giai đoạn thứ 4: Xét xử phúc thẩm

Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên xem xét lại trực tiếp những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị/kháng cáo. Tính chất của giai đoạn này là kiểm tra lại tính hợp pháp, có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa chữa sai lầm có thể tòa án sơ thẩm đã mắc phải.

Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn độc lập trong tố tụng, vì vậy tòa án phúc thẩm sẽ có quyền quyết định: giữ nguyên, sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Khi muốn khiếu nại, kiện tụng các vụ án hình sự, hãy tìm đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án

Bị cáo, đương sự và cả viện kiểm sát có thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, của viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày, bản án sẽ có hiệu lực sau đó.

Giai đoạn 5: Thi hành án hình sự

Đây là giai đoạn cuối cùng trong Luật Tố tụng hình sự, mục đích là thi hành các văn bản, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Giám đốc thẩm, tái thẩm

Giám đốc thẩm là xem xét lại quyết định có hiệu lực pháp luật, bản án trong việc xét xử vụ án. Còn tái thẩm là thủ tục đặc biệt áp dụng đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng bị kháng nghị, có thể thay đổi nội dung của chúng khi phát hiện những tình tiết mới.

Người có quyền kháng nghị tất cả các bản án là viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và chánh án tòa án nhân dân tối cao.

Trên đây là những giai đoạn của hoạt động tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự, hy vọng chúng sẽ góp phần giúp ích cho bạn. Đừng quên nhấn nút follow chuyên trang chúng tôi để được thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!

Theo Thukyphaply.com

4.9/5 (83 votes)

26 03/24

Quy định của pháp luật về quan hệ tình dục khi chưa đủ 18 tuổi

Ngày nay, việc quan hệ tình dục đã trở nên thoải mái và cởi mở hơn. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc buộc phải tuân theo, một trong số đó là cả 2 phải trên 18 tuổi.

24 03/24

Trách nhiệm khi quan hệ với trẻ vị thành niên chưa đủ 16 và 18 tuổi như thế nào?

Quan hệ khi chưa đủ 18 tuổi là một trong những vấn đề nhức nhối ở nước ta hiện nay. Việc này để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chính bản thân người trẻ và cả xã hội.

22 03/24

Phân tích 5 giai đoạn của hoạt động tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự

Khởi tố, điều tra, xét xử sơ thẩm, thi hành án,...là những giai đoạn của hoạt động tố tụng vụ án theo Luật Tố tụng hình sự. Hãy theo dõi nội dung có trong bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về các giai đoạn trên bạn nhé!