Nợ xấu là gì? Các loại nợ xấu mà bạn cần biết
17/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Nợ xấu là thuật ngữ đã không còn xa lạ trong ngân hàng nữa. Những ai rơi vào tình trạng nợ xấu sẽ phải chịu rất nhiều hậu quả.
Vậy nợ xấu là gì? Nguyên nhân nào khiến nợ xấu phát sinh? Nếu quý độc giả đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng chuyên trang tham khảo bài viết sau đây nhé!
Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu(nợ quá hạn, nợ khó đòi) là thuật ngữ đã quá quen thuộc trong ngành ngân hàng. Nó được dùng để chỉ cá nhân, doanh nghiệp vay vốn nhưng không có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đến hạn trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu là thuật ngữ đã không còn xa lạ trong ngân hàng nữa
Nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn được phân loại trên hệ thống CIC, bạn sẽ rất khó khăn khi thực hiện vay tiền sau này tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
Nguyên nhân nợ xấu phát sinh
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến phát sinh nợ xấu ngân hàng là:
- Do người vay quên không trả nợ, điều này dẫn đến tất toán chậm cả gốc và lãi.
- Do người vay không quản lý, kiểm soát tốt số tiền, nguồn vốn vay dùng không hợp lý nên không đủ khả năng thanh toán nợ khi đi đến hạn.
- Xem nhẹ việc trả chậm những khoản phí phạt, cho rằng chậm một thời gian cũng không sao.
- Thanh toán không đủ hoặc không thanh toán khoản phí dùng thẻ tín dụng căn cứ theo quy định của ngân hàng.
- Dùng thẻ tín dụng vượt hạn mức thấu chi tài khoản, khi đến hạn không đủ tiền để trả nợ.
- Mất khả năng thanh toán các khoản chi vào tiêu dùng, phí phạt, mua hàng trả góp.
Nợ xấu trên hệ thống CIC được phân làm mấy loại?
Hiện nay, trên hệ thống CIC(Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam), nợ xấu được chia thành 5 loại như sau:
Trên hệ thống CIC, nợ xấu được chia thành 5 loại
Nợ đủ tiêu chuẩn
Đây là nhóm đầu tiên, bao gồm các khoản nợ sau:
- Khoản nợ người vay có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi theo thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Các khoản có trong hạn cam kết hợp đồng.
- Khoản nợ quá hạn nhưng với thời gian dưới 10 ngày.
Nợ cần chú ý
Nhóm thứ 2 có các khoản nợ sau đây:
- Những khoản nợ quá hạn từ 10 – dưới 30 ngày theo hợp đồng vay.
- Các khoản được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên.
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm thứ 3: Nợ dưới tiêu chuẩn có những khoản nợ sau:
- Quá hạn từ 30 – 90 ngày nhưng chưa thanh toán hoặc chưa trả đủ.
- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên nhưng vẫn thanh toán quá hạn dưới 30 ngày.
- Khoản nợ đã được miễn/giảm lãi vì người vay không có khả năng chi trả lãi theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nghi ngờ mất vốn
Trong nhóm thứ 4, những khoản nợ có cụ thể là:
Nếu vay từ 10 triệu đồng trở lên, bạn sẽ bị lưu trữ lịch sử nợ xấu trên CIC trong vòng 5 năm
- Nợ quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày theo hợp đồng tín dụng.
- Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lần đầu nhưng vẫn bị quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày.
- Khoản nợ đã được ngân hàng hoặc công ty tài chính cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
Nợ có khả năng mất vốn
Trong nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các trường hợp sau:
- Khoản quá hạn từ 180 ngày trở lên trong hợp đồng tín dụng.
- Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lần đầu nhưng từ 90 ngày trở lên vẫn không thực hiện trả nợ.
- Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn thanh toán.
- Những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán nợ lần thứ 3 trở lên.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC
Để kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC, bạn có thể tham khảo và làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tra cứu thông tin tình trạng tín dụng của bạn trên CIC.
- Bước 2: Thanh toán hết nợ quá hạn bạn đang vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
- Bước 3: Sau 1 tháng thanh toán nợ, bạn có thể thực hiện kiểm tra lại thông tin trên hệ thống CIC.
Lịch sử nợ xấu sẽ bị lưu lại trong bao lâu?
Nếu nợ xấu nhưng khoản vay không lớn(dưới 10 triệu VNĐ), bạn sẽ không bị lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, nếu vay từ 10 triệu đồng trở lên, bạn sẽ bị lưu trữ lịch sử nợ xấu trên CIC trong vòng 5 năm.
Cách duy nhất để xóa nợ xấu ngân hàng là trong thời gian ngắn nhất, bạn phải tất toán toàn bộ khoản vay cho ngân hàng, tổ chức tín dụng
Làm thế nào để xóa nợ xấu ngân hàng?
Cách duy nhất để xóa nợ xấu ngân hàng là trong thời gian ngắn nhất, bạn phải tất toán toàn bộ khoản vay cho ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Sau khi đã thanh toán xong khoản vay, bạn nên yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng đưa ra văn bản xác nhận đã trả hết nợ.
Ngày nay, có một số ngân hàng chấp nhận lý do khách quan hợp lý cùng với tình hình tài chính tốt, bạn vẫn có thể vay lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu.
Tuy nhiên, theo quy định của ngân hàng, nếu bạn đã có lịch sử nợ xấu, bắt buộc phải sau 5 năm mới được xem xét cho vay lại khoản mới.
Những điều cần lưu ý để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
Để tránh rơi vào nhóm nợ xấu, nợ quá hạn, bạn đừng vội bỏ qua những lưu ý sau đây:
Trước khi vay hãy đánh giá tình hình tài chính
Bạn nên tính toán kỹ càng lãi suất vay, hàng tháng phải trả bao nhiêu tiền,... trước khi định đăng ký vay ngân hàng, công ty tài chính nào đó.
Trước khi vay hãy đánh giá tình hình tài chính của bản thân để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
Sau đó, bạn hãy đánh giá về nhu cầu vay vốn, mức thu nhập của bản thân liệu có đủ khả năng để trả lãi hàng tháng không. Nếu thấy vượt quá khả năng của mình, tốt nhất bạn không nên vay hoặc có thể giảm số lượng tiền vay xuống mức tối thiểu.
Nếu lịch sử vay tiền không tốt, bạn không nên cố gắng vay
Nếu lịch sử vay tiền của bạn trong 2 năm gần nhất không tốt, bạn không nên cố gắng vay. Đặc biệt là những người đang sử dụng thẻ Credit card.
Chú ý thời hạn để trả nợ đúng hạn
Bạn đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình trạng nợ xấu. Để làm được điều này, bạn hãy luôn ghi nhớ chính xác hạn phải thanh toán trên hợp đồng cũng như chủ động để trả nợ.
Cần có kế hoạch rõ ràng
Bạn hãy chuẩn bị kế hoạch rõ ràng trước khi vay vốn từ ngân hàng, công ty tài chính. Trong đó, những yếu tố phải xác định là:
- Bản thân có nhu cầu vay là bao nhiêu?
- Dùng vốn vay đó vào mục đích gì?
- Cần mua sắm những trang thiết bị, đồ dùng nào?
- ...
Bạn phải tính toán đầy đủ, chi tiết, liệt kê số tiền vốn vay cụ thể. Đồng thời, hãy dự trữ một số tiền vay để kịp thời xoay sở việc trả khoản vay nếu có tình huống bất ngờ phát sinh.
Dùng vốn đúng với mục đích
Sau khi đã nhận khoản tiền vay, bạn hãy dùng đúng mục đích để mang về lợi nhuận tối đa cho bản thân, doanh nghiệp. Từ đó, khả năng kinh tế của bạn có thể trả nợ đúng hạn, không rơi vào tình trạng nợ xấu.
Nếu không thể trả nợ đúng hạn, hãy liên hệ với ngân hàng
Nếu không may bạn bị mất khả năng trả nợ theo thời hạn như trong hợp đồng, hãy liên hệ đến ngân hàng, tổ chức tín dụng để được tư vấn và tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu nhất.
Tuyệt đối đừng bao giờ trốn nợ bằng cách cắt đứt liên lạc với ngân hàng. Bởi như vậy, khả năng ngân hàng kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay là rất cao.
Theo Dongvon.com
4.9/5 (99 votes)