Ngân sách TP.HCM diều tiết thêm 5% số thu nhưng bị cho là quá lớn
09/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Mới đây, TP.HCM kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương từ 18% lên 23%, tức là tăng thêm 5% nữa. Bên cạnh luồng ý kiến ủng hộ, vẫn có nhiều người cho rằng đây là mức quá cao vì thành phố này đang được hưởng nhiều khoản thu khác đáng lý không thuộc về mình.
Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, mời quý độc giả hãy cùng chuyên trang tìm hiểu bằng những thông tin dưới đây nhé!
Thực hư vấn đề xoay quanh con số 18%
Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Khoản 1+2 Điều 13+Điều 15 Nghị định 163/2016 về Quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật ngân sách nhà nước, tại bất cứ địa phương nào, nguồn thu ngân sách nhà nước đều có 3 nhóm:
TP.HCM kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương từ 18% lên 23%, tức là tăng thêm 5% nữa
- Thu hộ cho trung ương(tạm gọi nhóm 1).
- Thu bao nhiêu hưởng bấy nhiêu(nhóm 2).
- Thu rồi ăn chia với trung ương(nhóm 3).
Ở nhóm 1, TP.HCM thu đồng nào sẽ nộp hết về cho trung ương. Nhóm 2 là thu đồng nào hưởng đồng đó. Còn riêng nhóm 3, HCM giữ lại 18% và trả về trung ương 82%. Mới đây, TP.HCM đã đề xuất trung ương xin được giữ lại từ 23 – 33% ngân sách trong nhóm 3.
Có một thực tế không thể phủ nhận đó là tổng thu ngân sách nhà nước tại TP.HCM luôn là top đầu, chiếm tới 25,48% tổng doanh thu cả nước nhưng vẫn bội chi kéo dài(theo số liệu năm 2020).
Cụ thể, tổng thu ngân sách tại HCM năm 2020 là 371.384 tỷ đồng. Trong đó, theo phân cấp thành phố sẽ được hưởng ngân sách là 65.495 tỷ đồng. Ở nhóm 3, TP.HCM có con số thụ hưởng chỉ tương đương 34.459 tỷ đồng.
Nhưng tổng chi ngân sách địa phương là 84.290 tỷ đồng. Do đó, luôn phải cấp thêm từ nguồn ngân sách Trung ương để bù đắp các khoản chi cho thành phố.
Không chỉ năm 2020, TP.HCM diễn ra tình trạng bội chi ngân sách. Nó xuất hiện từ khi bắt đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách trong giai đoạn 2017 – 2020.
Vị trí "đầu tàu" sẽ khó duy trì vì thiếu vốn
Trong tháng 4/2021, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM đạt 1,14 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2020 giảm gần 13%. Sở Kế hoạch và Đầu tư của thành phố cũng đặt mục tiêu trong năm nay phải thu hút 5,4 tỷ USD, cao hơn năm ngoái 1 tỷ USD.
Vị trí "đầu tàu" sẽ khó duy trì vì thiếu vốn
Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, khó khăn lớn nhất của TP.HCM là vốn. Hiện tại, thành phố đang cần nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án chống ngập, đô thị thông minh,... TP.HCM đang đối diện với rất nhiều thách thức, đặc biệt là sự quá tải về hạ tầng KT-XH ngày càng gia tăng.
Nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư phát triển hạ tầng, nhu cầu kinh tế, đảm bảo các chính xác, chế độ đang ngày càng tăng cao. Do đó, chúng gây áp lực lớn, tác động đến sự bền vững, phát triển nhanh hơn của thành phố.
Trong buổi làm việc gần đây với các lãnh đạo của HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ý kiến ủng hộ kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại 23%, giúp thành phố phát triển, hoàn thiện các chương trình đột phá đề ra.
Thủ tướng khẳng định TP.HCM vẫn là “đầu tàu” của cả nước. Để giữ vai trò này, địa phương đã nhiều lần kiến nghị việc tăng tỷ lệ từ 18% lên đến 33% trong phần kiến nghị Thủ tướng về Đề án Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giai đoạn 2022 – 2025.
Chỉ có TP.HCM mới có thể xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế mang tầm cỡ khu vực. tuy nhiên, để làm được việc này cần thiết phải có nhiều yếu tố hợp thành. Trong đó, yếu tố tài chính vẫn là then chốt. Chính vì vậy, việc đề xuất tăng tỷ lệ giữ lại ngân sách cho thành phố là rất cần thiết.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về TP.HCM: Điều tiết thêm 5% cho ngân sách địa phương nhưng bị cho là "quá lớn". Hãy theo dõi chuyên trang của chúng tôi thường xuyên để được thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Theo Cafef.vn
4.9/5 (100 votes)