Mách bạn các nguyên tắc và phương pháp sử dụng nạng đúng cách
26/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Khi bị gãy xương ở chân, bạn thường sử dụng nạng hỗ trợ để thuận lợi cho việc đi lại, giúp giảm sức nặng của cơ thể lên chỗ bị thương và có khả năng giữ thăng bằng tốt.
Làm thế nào để sử dụng nạng một cách hiệu quả và an toàn nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau nội dung bài viết được đề cập dưới đây!
6+ Nguyên tắc để sử dụng nạng an toàn hơn
Đầu tiên, để bắt đầu sử dụng nạng một cách an toàn. Bạn cần phải thay đổi một số vị trí ngay trong chính ngôi nhà của mình, để tránh tình trạng trượt hoặc ngã khi dùng chúng:
Bạn cần nắm bắt được các nguyên tắc sử dụng nạng để thuận tiện hơn trong quá trình đi lại khi bị gãy xương ở chân
- Bạn nên dẹp bỏ một số những đồ dùng không cần thiết như thảm, dây điện hay bất kỳ thứ gì có thể làm bạn dễ bị trượt hoặc vấp ngã.
- Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà sao cho gọn gàng, đồng thời tạo ra nhiều lối đi rộng, thông thoáng để có thể di chuyển thuận lợi hơn.
- Tránh để đồ đạc bừa bãi ở khu vực cầu thang lên xuống, rất dễ làm cho bạn bị té ngã.
- Chỉ nên đi lại trong phòng khi đảm bảo có đủ ánh sáng. Vì vậy, bạn cần lắp đặt thêm các đèn điện ở dọc những lối đi, hành lang, nhà vệ sinh,... và quanh khu vực di chuyển.
6+ Nguyên tắc để sử dụng nạng an toàn hơn
- Đối với khu vực phòng tắm, nên sử dụng thảm chống trượt, lắp thêm các thanh vịn tay và sử dụng loại bồn cầu cao.
- Nên chuẩn bị một chiếc balo hay túi đeo chéo để có thể mang theo những vật dụng cần thiết khi đi với nạng, vì bạn không thể cầm đồ trên tay và đi chúng được.
Phương pháp sử dụng nạng và dụng cụ hỗ trợ
Sau đây, hãy cùng đến với các phương pháp sử dụng nạng và dụng cụ hỗ trợ khi bị chấn thương ở chân, cụ thể:
Sử dụng nạng đúng cách bạn phải nghiêng người về trước một chút
Các phương pháp |
Chi tiết |
Dùng nạng |
- Trong trường hợp bị chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng chân, khi chưa được phép đứng do sợ sức nặng của cơ thể đè lên chỗ đang tổn thương. - Tư thế đứng: + Khi đứng thẳng, phần trên cùng của nạng phải cách hõm nách khoảng 3-4 cm. + Tay nắm của nạng phải ở ngang mức khớp háng, sao cho khi cầm nạng và khuỷu tay của bạn phải được gấp nhẹ ở một tư thế. + Để tránh gây tổn thương cho hệ thần kinh hay những mạch máu ở vùng nách, bạn cần sử dụng tay nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hạn chế tì nạng vào nách. - Tư thế đi: + Đầu tiên, nghiêng người về trước một chút, đồng thời đặt hai nạng lên phía trước với chiều dài khoảng một bàn chân và bắt đầu bước chân đau đi. + Sau đó, di chuyển toàn bộ cơ thể về phía trước giữa hai nạng và tiếp tục bước chân lành lên. Trong quá trình đó, bạn luôn phải nhìn về phía trước và không được nhìn xuống chân. - Tư thế ngồi: + Bạn cần đứng quay lưng về phía ghế ngồi và đảm bảo rằng ghế được để chắc chắn và tránh bị trượt ra sau. + Tiếp theo, bạn đưa chân ra trước và một tay giữ hai nạng và tay kia vịn vào ghế. Sau đó, có thể từ từ ngồi xuống đó. - Đi lên xuống cầu thang: + Khi đi lên cầu thang, thứ tự di chuyển sẽ là chân khỏe, chân đau và nạng. + Khi đi xuống cầu thang, thứ tự sẽ là nạng, chân đau và chân khỏe cuối cùng. |
Dùng gậy |
- Giúp hỗ trợ những trường hợp có vấn đề về mất cân bằng cơ thể, đi đứng không vững hoặc chất thương gây chân yếu. - Tư thế đúng: + Đứng thẳng, đầu trên của gậy phải ở vị trí ngang với nếp gấp cổ tay sao cho khuỷu tay có thể gấp được khi cần vào đầu trên của gậy. + Bạn sẽ cầm gậy theo hướng ở bên chân khỏe đối diện với bên chân cần hỗ trợ. - Tư thế đi: + Bạn cầm gậy và đưa ra trước khoảng một bước chân rồi bước lên bằng chân đau và tiếp tục bước với chân khỏe lên. + Đi lên cầu thang: Ban đầu bạn phải cầm gậy phía chân khỏe, tay phía chân đau có thể nắm vào tay vịn cầu thang để bước chân lành lên trước, sau đó chân đau và cuối cùng mới đến gậy. + Đi xuống cầu thang: Gậy xuống trước, rồi đến chân đau và cuối cùng chân khoẻ. |
Thời gian sử dụng nạng tùy thuộc với mức độ chấn thương và phục hồi
Trên đây là tất tần tật các nguyên tắc và phương pháp sử dụng nạng đúng cách. Hy vọng nội dung bài viết này đã mang lại nhiều bài học bổ ích nhất.
Theo: vinmec.com
4.9/5 (86 votes)