Lịch sử báo chí Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào?
08/05/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Lịch sử báo chí Việt Nam trải qua các thời kỳ từ 1225 – 1945, tháng 8/1945 trở đi và sau ngày thống nhất đất nước. Báo trí không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức,…
Hơn 100 năm lịch sử báo chí Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Để nắm rõ hơn thông tin bạn hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới đây.
Chế độ thuộc địa: Cái nôi của báo chí Việt Nam
Trước khi Pháp xâm lược 1858, Việt Nam đã có hình thức thông tin tiến báo chí. Thế nhưng thời điểm này vẫn chưa hội tự được các điều kiện hình thành nền báo chí hiện đại đúng nghĩa.
Chế độ thuộc địa: Cái nôi của báo chí Việt Nam
Khi xâm lược miền Nam Việt Nam người Pháp có ý định ở lại Việt Nam lâu dài. Để xây dựng cấu trúc quyền lực ở nước ra, vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa, báo chí đã đặt ra ngay từ đầu.
Lịch sử báo chí Việt Nam từ những năm 60 thế kỉ 19 có một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và địa phương khác. Lúc này báo chí theo hình thức công báo đến các loại hình báo chí ngày càng phong phú.
- Gia Định Báo(1865).
- Thông Loại Khóa Trình(là văn hóa).
- Nông Cổ Mín Đàm(kinh tế).
- Phụ nữ Tân Văn(phụ nữ).
- Con Ong(châm biếm).
- Cậu Ấm(thiếu nhi).
Nhìn chung báo chí chính thống vẫn nằm trong kiểm soát của chính quyền thực dân là chính. Thị trường chủ yếu là báo thân chính quyền, trung lập nhưng có thời điểm đã hình thành dòng báo chí đối lập, khuynh tả.
Lịch sử báo chí Việt Nam qua các thời kỳ ra sao?
Lịch sử báo chí Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào? Bạn hãy theo dõi ngay trong bảng bên dưới để nắm rõ hơn:
Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1925-1945
Xuyên suốt lịch sử báo chí Việt Nam 1925 – 1945, báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức cách mạng và đấu tranh mạnh mẽ với xu hướng tư tưởng đối lập.
Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1925-1945 báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức cách mạng
Qua đó đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá tư tưởng cộng sản vào Việt Nam nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng.
Từ báo Thanh Niên(1925) đến báo Cờ Giải Phóng(1945), gần 20 năm báo chí cách mạng từ tờ báo khổ nhỏ, biên tập và in số lượng ít, ở nước ngoài đưa về. Đến tháng 8 năm 1945 đã có gần 400 tờ báo và tạp chí in ở trong nước với số lượng lớn.
Hình thức in ấn cũng phong phú, đa dạng từ in thạch đến in li-tô, ty-pô, các số báo của một tờ cũng không đều nhau. Thế nhưng báo chí cách mạng trong giai đoạn này góp phần to lớn cho thành quả của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 8/1945 trở đi
Dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, in ty – pô với lượng lớn. Báo Cứu Quốc xuất bản hàng ngày là tờ lớn nhất cả nước.
Trong làng báo xuất hiện hai cơ quan mới là: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Cuối 1945, Đảng chuyển vào bí mật, báo Cờ Giải Phóng ngừng xuất bản, báo Sự Thật ra đời theo danh nghĩa cơ quan Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
Những năm đầu chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ. Kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 bùng nổ và lan rộng.
Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở những vùng tự do và căn cứ kháng chiến, bộ phận xuất bản trong vùng địch chiếm.
!951 báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, tạp chí Cộng Sản, báo Quân đội Nhân dân ra đời.
Sau ngày thống nhất đất nước
Báo chí đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng,hình thành hệ thống thông tấn, phát thanh, báo chí, truyền hình rộng khắp cả nước.
Đến nay những thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng. Đây được xem là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng tốt, thể hiện bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, kỹ năng nghề nghiệp người làm báo, tạo hiệu quả xã hội cao. Báo chí đóng góp trong:
- Công tác thông tin chủ quyền biển và đảo.
- Tuyên truyền đối ngoại.
- Thông tin thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nhân ái, thân thiện, hòa bình, hữu nghị đến các nước.
- Thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Như vậy, lịch sử báo chí Việt Nam qua các thời kỳ với nhiều thăng trầm, biến động không ngừng cải thiện về chất lượng, hình thức. Tương lai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng thời kỳ mới.
Theo laodongthudo.vn
4.9/5 (29 votes)