Lễ hội Tết nhảy Sapa: Tín ngưỡng độc đáo của người Dao Đỏ

calendar 27/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Tết nhảy Sapa được xem như nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Qua đây, thể hiện mong muốn bình an, may mắn, sức khỏe trong năm mới của đồng bào Dao Đỏ.

Vốn sinh sống suốt nhiều thế kỷ ở Sapa do đó nét văn hóa của người Dao Đỏ từ lâu đã trở thành đặc trưng của thành phố mù xương. Trong đó, hội Tết nhảy được ví như hoạt động tiêu biểu, góp phần tạo sức hút riêng biệt cho nơi đây.

Tổng quan về lễ hội Tết nhảy Sapa

Mỗi dịp xuân sang bà con Dao Đỏ lại nô nức đón năm mới với hy vọng vạn sự hanh thông, thuận lợi, bình an, may mắn và sức khỏe. Lễ hội Tết nhảy Sapa xuất phát từ đó, với 14 điệu nhảy thể hiện tâm tư, tình cảm của người Dao.

 

Nam nữ thanh niên hào hứng tham gia lễ hội Tết nhảy Sapa

Nam nữ thanh niên hào hứng tham gia lễ hội Tết nhảy Sapa


Sự kiện diễn ra vào 1-2 tháng giêng âm lịch cùng với Tết Nguyên đán của Việt Nam. Đây là dịp để người dân tạm biệt tà ma, xui xẻo trong năm cũ đã qua, chào đón năm mới với nhiều thắng lợi mới.

Đồng thời thể hiện sự hùng dũng, mạnh mẽ của thanh niên trai tráng. Sự điệu đà, mềm mại của các thiếu nữ Dao Đỏ xinh đẹp.

Điều đặc biệt trong lễ hội Tết nhảy Sapa

Theo chiều dài lịch sử, Tết nhảy đã đi cùng, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người Dao Đỏ. Sự kiện thường được tổ chức ở nhà trưởng tộc trước sự chứng kiến của mọi người trong dòng họ.

Công tác chuẩn bị cho hội Tết nhảy Sapa

Trước khi tổ chức lễ hội, thanh niên cùng nhau tập luyện lại những điệu múa truyền thống. Các thiếu nữ xúng xính chuẩn bị váy áo cho cuộc vui lớn nhất năm.

Nhà trưởng họ được trang trí trước 1-2 hôm, bàn thờ tổ đặt ở gian chính được trang trí với đèn màu, hoa văn, trái cây rực rỡ. Cửa nhà thờ dán tranh giấy hình tam thanh, mào gà trống.

Hình hoa văn mặt trời dán ở nóc bàn thờ.  2 bên được dán câu đối “ Uống nước nhớ nguồn” và “Người yên vật thịnh” viết tỉ mỉ trên giấy hồng điêu.

14 điệu nhảy dẫn đường trong hội Tết nhảy Sapa

Từ tinh mơ khi sương chưa tan, mọi người cùng tập trung dưới gốc cây mận, đào nhà trưởng tộc vào sáng mùng 1. Trưởng họ vung dao vào cây mà quát: “Ngươi là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, tại sao không ra hoa, quả báo đáp? Giờ tao phải chặt mày đi”.

Người trong tộc đỡ tay ông van  nài: “Xin ông đừng chặt, năm nay thế nào tôi cũng ra hoa, quả báo đáp ông”. Thế là xong bước thứ nhất.

 

Nam nữ thanh niên hào hứng tham gia lễ hội Tết nhảy Sapa

Nam nữ thanh niên hào hứng tham gia lễ hội Tết nhảy Sapa

 

Tiếp theo, các sài cỏ theo hướng dẫn của thầy cả nhảy 14 điệu nhảy dẫn đường rước thần linh, tiên tổ về dự Tết thụ lộc. Cùng với đó, các bài hát ca ngợi công ơn tổ tiên, truyền thống dòng họ được cất lên.

Trong lúc sài cỏ và thầy cúng nhảy thì ông mo rúc tù và lên từng hồi để mời gọi chư thần thượng đế. Một vài thanh niên hú lên rồi lao vào tắm than như hình thức gột rửa sẵn sàng đón chư thần. Lửa than rực đỏ cũng không làm họ bị thương cho thấy sức mạnh tâm linh hiện hữu mạnh mẽ.

Nghi thức rước tượng tổ tiên

Tượng cao 25cm được trạm trổ tỉ mỉ, tinh tế với hoa văn cổ xưa. Bàn tay phải tượng đặt thẻ bài ghi tên ông tổ dòng họ. Được đặt trên bàn thờ, quấn vải trắng bảo quản trong hộp kín suốt cả năm. Chỉ được rước xuống tắm rửa thay áo choàng mới vào dịp Tết nhảy.

Điệu nhảy dâng vật lễ

Các sài cỏ lần lượt nhảy điệu dâng gà. Những động tác nâng gà lên đầu, vác qua vai, vặn đầu làm thịt được thực hiện nhịp nhàng. Sau đó cùng nhảy điệu múa cờ để hoàn tất nghi lễ.

Lúc này, các thành viên cùng ăn uống, đốt lửa trại suốt đêm. Trong lúc người già uống rượu hàn huyên thì nam thanh nữ tú thì ca hát nhảy múa. Những ngày đầu năm mới của người Dao Đỏ đã trôi qua đầm ấm, vui vẻ, sôi động như thế đó.

Như vậy, với mỗi bà con nơi đây, sự kiện như dịp để gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, sản xuất. Qua đó, tình cảm gia đình, dòng họ được gắn kết bền chặt hơn. Thể hiện lòng biết ơn với thần linh tiên tổ, tạm biệt những điều xấu xa trong năm cũ để chào đón khởi đầu mới vạn sự hanh thông, an lạc.

Trên đây là thông tin về lễ hội Tết nhảy Sapa mà chuyên trang muốn gửi đến bạn. Đừng quên theo dõi web để cập nhật nội dung ý nghĩa khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.9/5 (9 votes)

25 07/25

Lễ tế Thần Nông: Trải nghiệm tâm linh thú vị ở Cà Mau

Lễ tế Thần Nông được tổ chức hằng năm tại các Đình Thần Tân Thuộc, Tân Lộc nhằm cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, nhân dân hạnh phúc, ấm no.

23 07/25

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu: Dấu ấn tâm linh huyền bí

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu là hoạt động thường niên của người dân xứ lụa Tân Châu – An Giang tổ chức nhằm cầu phúc và xua đi điều xấu xa, xui xẻo trong năm.

21 07/25

Lễ hội Tết nhảy Sapa: Tín ngưỡng độc đáo của người Dao Đỏ

Lễ hội Tết nhảy Sapa được xem như nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Qua đây, thể hiện mong muốn bình an, may mắn, sức khỏe trong năm mới của đồng bào Dao Đỏ.

19 07/25

Lễ hội Căm Mường: Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lự

Lễ hội Căm Mường được đồng bào Lự tổ chức để dâng lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính đến các vị thần đã bảo trợ cho bà con có cuộc sống ấm no.

17 07/25

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành: Tôn vinh lịch sử văn hóa lâu đời

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu mong chư thần phù hộ cho nhân dân cuộc sống bình an, sóng yên biển lặng, cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

15 07/25

Lễ hội Dinh Cô Long Hải: Sự kiện linh thiêng ở Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được ví như sự kiện linh thiêng quan trọng được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu quốc gia hưng thịnh, mưa thuận gió hòa, cuộc sống nhân dân ngày 1 tốt hơn.

13 07/25

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Hun đúc giá trị truyền thống

Lễ hội Dinh Thầy Thím là hoạt động tiêu biểu mang ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng, hun đúc nên tập tục lâu đời của người dân Bình Thuận.

11 07/25

Hội Đền Chèm: Dấu ấn văn hoá của miền đất cổ

Hội Đền Chèm là một trong những ngày lễ truyền thống đặc sắc của Việt Nam, diễn ra tại xã Đền Chèm, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

09 07/25

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An: Di sản văn hoá phi vật thể Quốc Gia

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An hay còn gọi là Tết Trung Nguyên một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại đây.

07 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

05 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

03 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

01 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

29 06/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

27 06/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

25 06/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.