Lễ hội Tết A Za: Nét độc đáo của đồng bào Pa Cô

calendar 23/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Tết A Za được đồng bào Pa Cô tổ chức hàng năm nhằm tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới với vụ mùa mới bội thu, cầu mong mưa thuận gió hòa, bản làng an vui, hạnh phúc.

Đến thăm A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế dịp cuối năm khắp các bản làng dân tộc Pa Cô đều tất bật chuẩn bị lễ A Za – ngày Tết truyền thống của bà con trên đỉnh Trường Sơn.

Lễ hội Tết A Za là gì?

Cuối mùa đông khi những hạt ngô, lúa trên rẫy đã được thu hoạch cất vào kho mỗi gia đình. Cũng là lúc đồng bào tổ chức lễ hội Tết A Za. Sự kiện còn được biết đến với tên gọi khác như Tết cơm mới, Lễ hội tri ân cây lúa.

 

Mâm cúng trong lễ hội Tết A Za của người Pa Cô

Mâm cúng trong lễ hội Tết A Za của người Pa Cô


Được tổ chức nhằm tạ ơn đất trời thần linh che chở, giúp đỡ dân bản có mùa vụ bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp những người con xa xứ trở về quê hương sau thời gian dài lao động vất vả. Tạo điều kiện để bà con gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Sự kiện độc đáo trong Tết A Za của người Pa Cô

Lễ hội Tết A Za được tổ chức khoảng 5-10 năm 1 lần vào khoảng 6-11 đến 24-12 âm lịch. Theo cư dân bản địa, thời gian này được cho là mặt trăng tròn và đẹp nhất năm.

Lễ vật cần có trong mâm cúng Tết A Za

Lúc này khắp bản làng Pa Cô đều rộn ràng cùng nhau chuẩn bị đón tết. Trai tráng vào rừng săn thú bắt cá.

 

Lễ hội Tết A Za thu hút đông đảo đồng bào tham dự

Lễ hội Tết A Za thu hút đông đảo đồng bào tham dự


Các bà các bị thì ở nhà dệt những tấm Zèng đẹp mắt dâng Giàng và làm quà cho người thân, xay gạo làm bánh A Quát. Mâm cúng trong Tết cơm mới cần có những lễ vật sau:

●        Thịt hươu, nai, chuột, lợn săn trong rừng.

●        Cá trắng bắt ở khe suối.

●        Gà trống luộc, bánh A Quát.

●        Cơm trắng, cơm nếp nướng ống tre.

●        Chuối xanh, mía.

●        Rượu, nước trắng.

●        Tấm Zèng thể hiện sự đùm bọc, yêu thương, gắn kết giữa thành viên trong gia đình.

●        Tiết canh vịt, dê, lợn nhằm kích thích thần linh nhanh chóng trở về bản.

Khi các gia đình chuẩn bị xong mâm cúng, tiếng pháo nổ trong bếp như báo hiệu lễ hội tri ân cây lúa bắt đầu với những nghi thức đặc sắc. Mỗi nhà, dòng họ đều cúng tại tư gia trước khi lễ tế chung của cả làng được thực hiện.

Nghi thức cúng lễ độc đáo trong Tết A Za

Trong bếp, người phụ nữ ngồi nung nóng dây pháo làm từ thanh tre ngố. Khi nhận được tín hiệu của chồng thì đập mạnh để phát ra âm thanh như pháo nổ. Nghi thức cúng Giàng chính thức diễn ra khi có 3 tiếng nổ liên tục.

 

Nghi thức cúng lễ độc đáo trong Tết A Za

Nghi thức cúng lễ độc đáo trong Tết A Za

 

Lúc này chủ tế hú to mời gọi các vị Giàng về dự lễ. Để thể hiện Giàng hiểu lòng thành kính và tâm nguyện của mình người Pa Cô dùng A Xiéo. Một dụng cụ làm thừ thanh tre, nếu cả 5 lần khấn nguyện mà A Xiéo đều ngửa báo hiệu vụ mùa mới bội thu, cuộc sống dân bản ấm no, hạnh phúc.

Phần hội tri ân cây lúa với tiếng khèn và điệu múa truyền thống

Khi nghi lễ cúng Giàng hoàn tất, dân bản sẽ ăn uống, nhảy múa đến sáng hôm sau. Chàng trai cô gái Pa Cô biểu diễn giai điệu khèn, tiếng hát điệu múa làm say đắm lòng người.

Như vậy, ngày hội tri ân cây lúa là dịp thể hiện sự gắn kết keo sơn giữa các làng bản Pa Cô trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cho thấy mong ước của đồng bào vào năm mới với nhiều thắng lợi, mùa màng đạt năng suất, giao thương buôn bán thuận lợi, cuộc sống bà con ấm no.

Trên đây là thông tin về lễ hội Tết A Za mà chuyên trang muốn gửi đến bạn, Theo dõi web để nhận nhiều điều thú vị khác nhé!

Theo 3vi.vn

4.9/5 (18 votes)

22 07/25

Lễ hội làng Túy Loan: Lưu giữ giá trị văn hóa ở Đà Nẵng

Lễ hội làng Túy Loan gắn liền với đời sống tinh thần, dần trở thành sự kiện có ý nghĩa to lớn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của cư dân Đà Nẵng.

20 07/25

Lễ Cúng Thần Bơmung: Hoạt động truyền thống của người Churu

Lễ Cúng thần Bơmung được xem như hoạt động tri ân thần nước đã cho bà con nguồn nước dồi dào để có mùa vụ bội thu, cuộc sống nhân dân vì thế mà ngày một tốt hơn.

18 07/25

Lễ hội đền Bà Đế: Chốn linh thiêng ở Hải Phòng

Lễ hội đền Bà Đế được người dân thành phố hoa phượng đỏ tổ chức hàng năm để giải nỗi oan mà mình gặp phải và cầu may mắn cho bản thân và gia đình.

16 07/25

Lễ hội chọi trâu Hớn Quản: Hoạt động thú vị có một không hai

Lễ hội chọi trâu Hớn Quản được người dân Bình Phước tổ chức hàng năm trở thành nét văn hóa đặc sắc trong lòng mỗi người dân nơi đây.

14 07/25

Lễ hội vía Bà Rá Phước Long: Truyền thống lâu đời ở Bình Phước

Lễ hội vía Bà Rá Phước Long gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, được ví như biểu tượng của sự che chở của thần linh với người dân Bình Phước.

12 07/25

Lễ cưới của người Chăm Islam: Phong tục độc đáo ở An Giang

Lễ cưới của người Chăm Islam là phong tục tồn tại đã lâu đời, được ví như biểu tượng của nền văn hóa của người dân An Giang vẫn lưu giữ nét đặc sắc đến ngày nay.

10 07/25

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Đặc trưng văn hóa Người Hoa ở Bình Dương

Lễ hội Miếu Ông Bổn được người Hoa ở Bình Dương tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đến các vị thánh nhân đã khai thiên lập địa.

08 07/25

Lễ hội làng nghề Bát Tràng: Tôn vinh nét văn hóa truyền thống

Lễ hội làng nghề Bát Tràng được ví như nơi tìm về giá trị văn hóa lịch sử của làng nghề gốm Bát Tràng, qua đó thể hiện khát vọng của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

06 07/25

Lễ điện Hòn Chén: Tín ngưỡng độc đáo vùng đất Cố đô Huế

Lễ điện Hòn Chén là sinh hoạt tâm linh truyền thống thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Người đã sáng tạo ra cây cối, rừng quý, đất đai, lúa, ngô… và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi.

04 07/25

Lễ tế trời ở Đàn Nam Giao: Văn hóa cung đình thời Nguyễn

Lễ tế trời ở Đàn Nam Giao được ví như nghi thức quan trọng bậc nhất thời Nguyễn. Khẳng định tính chính thống, uy quyền của Hoàng Đế trong thời đại quân chủ.

02 07/25

Lễ hội Tết A Za: Nét độc đáo của đồng bào Pa Cô

Lễ hội Tết A Za được đồng bào Pa Cô tổ chức hàng năm nhằm tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới với vụ mùa mới bội thu, cầu mong mưa thuận gió hòa, bản làng an vui, hạnh phúc.

30 06/25

Lễ hội đền Hát Môn: Sự kiện tưởng nhớ Hai Bà Trưng

Lễ hội đền Hát Môn được tổ chức nhằm tưởng nhớ tri ân công ơn to lớn của Hai Bà Trưng. Qua đó, thể hiện mong ước quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, cây cối xanh tốt, cuộc sống nhân dân ấm no.

28 06/25

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh: Văn hóa đặc sắc trên đất Ba Vì

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị thần đứng đầu tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

26 06/25

Lễ hội Võng La: Sự kiện độc đáo ở đình Đại Độ

Lễ hội Võng La nhằm tưởng nhớ công lao 5 vị Thành hoàng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc.

24 06/25

Lễ hội gò Đống Đa: Sự kiện gợi nhớ về trang sử vẻ vang của dân tộc

Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến thắng chống quân xâm lược của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn anh hùng.

22 06/25

Lễ Giáng Sinh: Nguồn gốc, ý nghĩa và biểu tượng là gì?

Lễ Giáng Sinh không chỉ là thời điểm để trao gửi những món quà, mà còn là dịp để chúng ta quay trở về với ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ này – kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, người mang đến ánh sáng và tình yêu cho thế giới.