Độc quyền là gì? Nguyên nhân xuất hiện độc quyền và các thực trạng độc quyền
08/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Độc quyền là gì? Có những nguyên nhân nào khiến độc quyền xuất hiện? Đây là những thắc mắc đang rất được quan tâm và tìm hiểu hiện nay.
Nếu quý độc giả cũng đang băn khoăn vấn đề này, vậy đừng vì bất kỳ lý do nào mà bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé!
Khái niệm độc quyền
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán, sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán, sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi
Hay độc quyền là hiện tượng chỉ có một doanh nghiệp, một nhóm doanh nghiệp cấu kết với nhau để chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm nhất định nào đó trên thị trường.
Điều này cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lại lợi nhuận tối đa. Đồng thời cũng ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập vào thị trường.
Những nguyên nhân khiến độc quyền xuất hiện
Độc quyền có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là những lý do sau đây:
Độc quyền có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: là kết quả của quá trình cạnh tranh, được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường,...
Là kết quả của quá trình cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp kém hiệu quả có những quyết định kinh doanh sai lầm bị những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả khác thôn tính, chiếm lĩnh thị phần, đào thải ra khỏi cuộc chơi.
Trong trường hợp nếu tất cả doanh nghiệp khác đều bị 1 doanh nghiệp đánh bại, rốt cuộc cạnh tranh tự do đã để lại duy nhất một doanh nghiệp trên thương trường và chiếm được vị thế độc quyền.
Được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường
Nhiều nhãn hàng có thể trở thành độc quyền là nhờ vào việc được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó.
Ngoài ra, những lĩnh vực được coi là chủ đạo của đất nước, chính phủ thường tạo một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền cho nó. Có lẽ sẽ không có ai phản đối rằng, công nghiệp sản xuất vũ khí hay quốc phòng nên do chính phủ nắm giữ bởi nó liên quan đến an ninh của đất nước.
Do chế độ bản quyền đối với sáng chế, phát minh và sở hữu trí tuệ
Một cơ chế được dùng để bảo vệ quyền lợi của nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu, triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội là chế độ bản quyền.
Hiện nay, độc quyền có hai loại là: độc quyền thường và độc quyền tự nhiên
Tuy nhiên, chính những quy định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, dù không phải vĩnh cửu.
Sở hữu được một nguồn lực đặc biệt
Việc nắm giữ một nguồn lực, khả năng đặc biệt nào đó giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường.
Có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Do các tính chất đặc biệt của lĩnh vực có lợi tức tăng dần theo quy mô làm cho việc có nhiều hãng cùng cấp cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả.
Bên cạnh đó, hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất. Từ đó, biến nó thành một hàng rào hữu hiệu để ngăn cản những hãng mới xâm nhập vào thị trường. Đây được gọi là độc quyền tự nhiên.
Độc quyền có những thực trạng nào hiện nay?
Hiện nay, độc quyền có hai loại là: độc quyền thường và độc quyền tự nhiên. Chi tiết như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Chính phủ có những giải pháp can thiệp vào vấn đề độc quyền như: Ban hành chính sách, luật pháp để chống độc quyền, kiểm soát giá cả đối với các sản phẩm, dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp
- Độc quyền thường: Là trạng thái chỉ có duy nhất một người bán, sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi trên thị trường.
- Độc quyền tự nhiên: Là tình trạng các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể giảm chi phí sản xuất liên tục khi quy mô sản xuất mở rộng. Vì vậy, đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua duy nhất một hãng.
Những giải pháp can thiệp của Chính phủ
Sau đây là những giải pháp can thiệp của Chính phủ vào vấn đề độc quyền trên thị trường, cụ thể như sau:
- Ban hành những chính sách, luật pháp để chống độc quyền.
- Những ngành trọng điểm quốc gia như: điện năng, khí đốt,... việc sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một biện pháp thường được áp dụng.
- Kiểm soát giá cả đối với các sản phẩm, dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Nó có mục đích là buộc các hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.
Theo Luatminhkhue.vn
4.9/5 (92 votes)