Dấu giáp lai là gì? Cách đóng dấu giáp lai và chữ ký
09/12/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Dấu giáp lai được dùng để đánh dấu nhằm đảm bảo tất cả các tài liệu pháp lý không bị thay thế, sửa đổi khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Vậy dấu giáp lai là gì? Cách đóng dấu giáp lai và chữ ký ra sao? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để làm sáng tỏ về vấn đề này nhé!
Dấu giáp lai là gì?
Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của các tài liệu, cần có hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn những việc làm sai trái như thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của các tài liệu
Việc đóng dấu giáp lai góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản và có ý nghĩa quan trọng khi phát sinh ra tranh chấp.
Cách đóng dấu con giáp lai theo quy định
Căn cứ vào khoản 1 điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu con giáp lai và điều 33 quy định sử dụng thiết bị , con dấu lưu khóa bí mật về việc sử dụng con dấu như sau:
Tại khoản 1 điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu con giáp lai phải rõ ràng, ngay ngắn
- Khi đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ.
- Nếu đóng dấu chữ ký thì phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Các văn bản chính hay phụ lục được đóng dấu lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức và tiêu đề phụ lục.
- Đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản đồ người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
- Đóng dấu giáp lai vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản trùm lên một phần các tờ giấy, một dấu đóng khoảng 5 tờ.
Như vậy , khi đóng dấu giáp lai, cần đóng rõ ràng, ngay ngắn và đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục, trùm lên một phần của văn bản và mỗi con dấu sẽ đóng được khoảng 5 tờ văn bản.
Những cách đóng dấu chữ ký theo quy định
Ngoài giấu giáp lai thì còn có đóng dấu chữ ký. Căn cứ vào khoản 1 điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, đóng dấu chữ ký phải dựa vào các quy định sau:
Chỉ được phép đóng dấu giáp lai khi có chữ ký của người có thẩm quyền
- Sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền mới được đóng dấu, không được phép đóng dấu khi chưa có chữ ký.
- Đóng dấu lên chữ ký phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái theo quy định.
- Dấu đóng phải được đóng ngay ngắn, rõ ràng, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Đây là những thông tin liên quan đến đóng dấu chữ ký mà các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cần phải thực hiện hiện đúng theo quy định pháp luật.
Trên đây là những thông tin về dấu giáp lai và cách đóng dấu giáp lai và chữ ký. Hy vọng chia sẻ vừa rồi hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi hệ thống để đón đọc nhiều bài hay khác bạn nhé!
Theo luatvietnam.vn
4.9/5 (61 votes)