Chi tiết về hội đồng xét xử phúc thẩm chức năng và quyền han
29/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự là cấp xét xử thứ hai khi quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Vậy những trường hợp nào được xét xử ở cấp phúc thẩm? Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm là gì? Tất cả những điều này sẽ được chuyên trang chia sẻ chi tiết ngay sau đây.
Hội đồng xét xử phúc thẩm có những quyền hạn gì?
Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể trực tiếp thực hiện việc xét xử tại tòa án phúc thẩm. Trong đó bao gồm: các thẩm phán và hội thẩm nhân dân do tòa án có thẩm quyền lập ra. Thành viên trong hội đồng xét xử không cố định, tùy từng vụ án sẽ được thành lập cụ thể.
Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm thẩm phán và các hội thẩm nhân nhân
Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, hội đồng xét xử phúc thẩm có những quyền hạn sau:
· Giữ nguyên bản án sơ thẩm trường hợp kháng cáo kháng nghị không có căn cứ.
· Sửa bản án sơ thẩm một phần hoặc toàn bộ nếu xét thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết không đúng pháp luật.
· Hủy bản án sơ thẩm. Đồng thời chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thẩm nếu thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm không đúng quy định. Hoặc vi phạm thủ tục tố tụng tại Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự.
· Trường hợp vụ án thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
· Khi có căn cứ theo Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự, hội đồng xét xử phúc thẩm được quyền tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
· Nếu có căn cứ quy định tại Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm được đình chỉ xét xử vụ án dân sự.
Những trường hợp nào được xét xử ở cấp phúc thẩm?
Thực tế, không phải tất cả các vụ án xét xử cấp sơ thẩm đều bị phúc thẩm. Theo đó, chỉ những vụ án mà đương sự kháng cáo, kháng nghị khi bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Cụ thể những trường hợp sau được xét xử ở cấp phúc thẩm:
Kháng cáo khi không đồng ý với bản án tòa án sơ thẩm đã đưa ra sẽ được tòa án phúc thẩm tiếp nhận thụ lý
· Những đối tượng kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
· Kháng cáo, kháng nghị được đưa ra trong khoảng thời gian quy định cụ thể tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự.
Đối tượng tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm gồm những ai?
Ngoài hội đồng xét xử phúc thẩm, chỉ một số đối tượng được tham gia vào phiên tòa phúc thẩm. Cụ thể điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự quy định những người tham gia phiên tòa phúc thẩm dân sự bao gồm:
Người tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm cần được thông báo trước
· Người kháng cáo, những cá nhân, tổ chức, đương sự có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
· Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kháng cáo.
· Đại diện Viện kiểm sát nhân dân.
· Ngoài ra, tòa án có thể triệu tập thêm những người tham gia tố tụng nếu xét thấy cần thiết.
Đặc điểm xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Dễ thấy, xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ 2. Vì thế, không phải đối tượng nào cũng có thể tham gia hoặc đề nghị xét xử. Dưới đây là một số đặc điểm của phúc thẩm dân sự bạn nên nắm rõ:
Tòa án phúc thẩm không bị ràng buộc bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị
· Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra toàn bộ các vấn đề liên quan đến quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Đảm bảo phải tuân thủ theo pháp luật, tính đúng đắn và căn cứ của bản án. Đồng thời xác minh nội dung tranh chấp, thẩm tra chứng cứ.
· Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc hay hạn chế bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị.
· Người tham gia tố tụng có quyền, nghĩa vụ tương tự với tòa án cấp sơ thẩm. Theo đó, người kháng cáo, kháng nghị có quyền đưa ra những chứng cứ mới khi xét xử.
Qua đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và những vấn đề liên quan. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại liên hệ trực tiếp tới chuyên trang ngay hôm nay.
Theo Luatduonggia.vn
4.8/5 (99 votes)